Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Đại dịch COVID 19 khiến ngành gỗ đứng trước thảm cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021

Năm thị trường Xuất khẩu chính  gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới trên 90% thị phần xuất khẩu có diễn biến phức tạp bởi dịch Covid 19, hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa khiến các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam liên tiếp nhận được các thông báo hủy đặt hàng, giãn đơn hàng trong thời gian gần đây. Theo báo cáo sơ bộ từ các Hiệp hội gỗ địa phương và các doanh nghiệp chế biến gỗ  từ giữa tháng 3 cho tới này ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể: Thị trường xuất khẩu chiếm 50% thị phần là  Mỹ ,đã có trên 80% các nhà mua hàng xuất sang thị trường này đã  có thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng  đợi tình hình mới Thị trường EU: 81% doanh nghiệp đã nhận được thông báo hủy đơn và giãn đơn hàng Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80% Hơn thế nữa có 96% doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ. Trong khi các thị trường trọng điểm liên tiếp có c

Triển vọng thị trường gỗ xẻ toàn cầu năm 2020

T hị trường gỗ xẻ thế giới đã lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2018 và nó đã xuống dốc kể từ đó, nhiều người trong ngành đã đặt câu hỏi vì sao tình hình lại thay đổi nhanh đến vậy và liệu có lặp lại vào năm 2020 không. Câu trả lời đơn giản là các nền kinh tế và nhu cầu về sản phẩm gỗ toàn cầu tất cả đều chậm lại và có thể nhanh chóng tạo ra một thị trường dư cung với giá hàng hóa thấp. Tất cả các thị trường toàn cầu, bao gồm Mỹ, Canada, hầu hết châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và phần lớn châu Á, đã bị dư cung trong suốt năm 2019, và nhu cầu cần được tăng trưởng đáng kể để hấp thụ công suất gia tăng vào năm 2020. Tuy nhiên, vào năm 2019 Bắc Mỹ đã cắt giảm hơn 3 triệu m3 và chuỗi cung ứng có thể không đủ mạnh để xử lý sự gia tăng nhu cầu. Do đó, biến động giá trong quý đầu tiên của năm 2020, hoặc sau đó có thể tác động vào thị trường Hoa Kỳ. Luôn có nhiều yếu tố thay đổi khác nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự thay đổi không thể đoán trước về nguồn cung, nhu cầu hoặc giá gỗ

Bảo vệ sức khỏe của ngành gỗ

Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra hay còn gọi là Covid 19 đang tấn công không chỉ vào sức khỏe của cộng đồng mà còn tấn công cả vào sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự an toàn của ngành gỗ nói riêng. Làm thế nào để bảo vệ được sự phát triển, sức sản xuất và thương mại của ngành đang trở thành câu hỏi được quan tâm nhất vào lúc này. Khẩu trang, nước rửa tay sát trùng, cách ly vùng dịch, học sinh tạm thời không đến trường, đó là những gì được nói đến nhiều nhất vào lúc này. Việt Nam đang căng sức để khống chế Covid 19 lây lan, còn cộng đồng thì tăng cường các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình. Tác động của Covid 19. Nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những tác động đầu tiên từ virus corona, và nó được thấy rõ qua những tour du lịch bị hủy bỏ, các hãng hàng không giảm giá tối đa để hút khách, dệt may lao đao, các doanh nghiệp dịch vụ đứng ngồi không yên và nhỏ nhất là các hộ kinh doanh ăn uống của người dân cũng không có thực khách. Đó cũng là cơn đau đ

Tăng cả lượng và giá trị xuất khẩu nhưng tỉ trọng đồ nội thất gỗ sang Hà Lan lại sụt giảm

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ ngoài khối lớn thứ 4 cho Hà Lan. Tuy nhiên tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 11 tháng năm 2019 Hà Lan nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 618.000 tấn, trị giá 2,38 tỉ USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kì năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Hà Lan đạt 3.387,7 Eur/tấn, tăng 1,5% so với 11 tháng năm 2018. Hà Lan có lợi thế cảng biển Rotterdam lớn nhất trong EU, nhiều nhà phân phối châu Âu có kho bãi tại đây. Quốc gia này nhập khẩu từ khắp thế giới và tái xuất khẩu lại sang các nước châu Âu khác. Vì vậy, Hà Lan là thị trường tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa. Theo đó, hiện Hà Lan nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường nội khối, trong 11 tháng năm 2019 đạt 439.000 tấn, trị giá 1,7 tỉ USD, tăng gầ

Dịch COVID-19: Cơ hội doanh nghiệp chế biến gỗ tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tìm cơ trong nguy, như phép thử đối với “sức khỏe” mỗi doanh nghiệp và sự liên kết cộng đồng Sản xuất, chế biến gỗ tại Công ty TNHH khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN Ngày 24/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản; doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản về việc thúc đẩy sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu thích ứng với dịch bệnh COVID-19. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, lan rộng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản Việt Nam. Trong thời gian tới, dịch COVID-19 có diễn biến khó đoán định. Trong bối cảnh mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát huy tâm - tài - trí, tìm cơ trong nguy, như p

Phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép ở khu vực biên giới Quảng Trị

Ngày 20/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra, thu giữ 9 m3 gỗ rừng tự nhiên bị "lâm tặc" khai thác trái phép ở khu vực biên giới. Trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay và Trạm Kiểm lâm La Lay phát hiện tại khu vực bìa rừng Tiểu khu 759A thuộc địa bàn thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông có 44 hộp gỗ với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau. Tổng khối lượng gỗ được phát hiện quy tròn khoảng 9 m3. Các hộp gỗ này được cất giấu rải rác ở các bụi rậm dọc đường mòn nối từ Quốc lộ 15D dẫn vào Tiểu khu 759A, kéo dài từ 400 - 1.000m. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Đến nay, các lực lượng chức năng chưa xác định được đối tượng vi phạm. Ngay sau khi phát hiện số gỗ trên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay đã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm lập biên bản vụ việc và thống nhất phương án xử lý, đồng thời tăng cường công tác nắm tình hì

Chuyển đổi số - chìa khóa cốt lõi phát triển ngành chế biến gỗ

Hoạt động trong bối cảnh tiêu dùng thay đổi liên tục, dịch bệnh… tạo áp lực và thách thức buộc các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ phải đổi mới, cải tiến mọi hoạt động và trong đó, chuyển đổi số là chìa khoá cốt lõi. Áp lực lớn  Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên thế giới, ngành chế biến gỗ Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể, dăm gỗ là mặt hàng được xuất nhiều nhất vào Trung Quốc trong năm qua với kim ngạch lên đến 972,2 triệu USD, chiếm đến 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. Thế nhưng, hiện các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng khiến các doanh nghiệp cung cấp dăm gỗ của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra. Ngành gỗ đang từng bước đưa ra các giải pháp vượt qua những thách thức về nhân lực, công nghệ... Không chỉ vậy, việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam khốn đốn. Trung Quốc là quốc gia cung cấp các lo

Kéo thế giới gỗ về với Đồng Nai

Ngày 13/2,Thứ trưởng Hà Công Tuấn dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến thăm và làm việc với Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA). Báo cáo với Thứ trưởng cùng đoàn công tác, ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch DOWA cho biết: Ban chấp hành Hiệp hội gỗ Đồng Nai đã định hướng ngành chế biến gỗ của tỉnh là ngành hàng kinh tế mũi nhọn. Đầu năm 2020, Hiệp hội DOWA cũng vừa tổ Hội chợ ngành gỗ của tỉnh Đồng Nai quy tụ gần 50 DN tham gia trưng bày gian hàng, góp phần thành công cho sự kiện Lễ giỗ tổ ngành gỗ với sự chung tay của 5 Hiệp hội DAWA; Vofirest; HAWA; BIFA; FPA-BĐ. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam cho rằng: Đồng Nai là cái nôi chế biến gỗ của cả nước, với nhu cầu trưng bày triển lãm hàng năm rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế lịch tổ chức hội chợ ở Việt Nam hiện quá “dày” dẫn đến việc triển lãm riêng cho ngành hàng xuất khẩu gỗ chưa tạo được hiệu quả như mong muốn. Do vậy, cần phải thành lập Trung tâm tổ chức hội chợ vùng Đông Nam bộ mới đáp ứng được nhu cầu

Buông lỏng quản lý trong vụ phá rừng bần Tuần Lễ

VTV.vn - Rừng ngập mặn Tuần Lễ (ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) gần như đã biến mất do nạn phá rừng lấn chiếm, san lấp đất nền. Rừng ngập mặn Tuần Lễ nằm dọc tỉnh lộ 651 nối Quốc lộ 1A vào khu du lịch Đầm Môn, rất thuận lợi cho việc kiểm tra, phát hiện phá rừng. Tuy nhiên, hoạt động chặt phá, lấn chiếm rừng ngập mặn lại diễn ra gần như công khai với tốc độ chóng mặt. Trong hơn 2 năm, gần 20ha rừng đã bị tàn phá để lấn chiếm xây nhà và san lấp đất nền trái phép. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc, trình báo lên chính quyền địa phương nhưng chính quyền lại thờ ơ trước vấn nạn này. Trước đây, rừng bần Tuần Lễ được tỉnh Khánh Hòa cấp kinh phí để bảo vệ. Xã Vạn Thọ đã thuê Tổ cựu chiến binh xã bảo vệ nhưng không giữ nổi. Sau đó, xã lại đem khoán cho các hộ dân có nhà trong rừng bảo vệ. Đến lúc này, tình trạng lấn chiếm lại càng mạnh hơn bởi chính những hộ dân được khoán bảo vệ rừng lại đi phá rừng. Vì sự lỏng lẻo trong việc quản lý, có gần 100 ngôi nhà và trên 100 nền đất đã hì

Phá rừng trái phép tại Bá Thước: Chính quyền không biết?

Tình trạng đốt, phá rừng tại huyện Bá Thước đang có chiều hướng gia tăng khiến dư luận hoài nghi về vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của kiểm lâm và chính quyền. Rừng già lại “chảy máu” Theo phản ánh của bạn đọc, thời gian gần đây, tại các xã như Thiết Kế, Thiết Ống huyện Bá Thước (Thanh Hóa) liên tiếp xảy ra các vụ đốt, phá rừng trái phép. Trong chuyến công tác cách đây vài tuần, chúng tôi tình cờ nghe được cánh buôn gỗ trên địa bàn huyện Bá Thước “chỉ điểm” một điểm khai thác gỗ tại xã Thiết Kế. Tuy nhiên, để đi vào hiện trường cần có người dẫn đường nếu không muốn bị thất lạc giữa rừng già. Sau khi đã nhờ được một người dân địa phương, từ tờ mờ sáng chúng tôi quyết định lên đường tiếp cận hiện trường. Từ quốc lộ 15, để đến điểm phá rừng chúng tôi phải đi theo con đường đất đá nham nhở chừng 15km. Cánh rừng già dần hiện ra trước mắt, bên ngoài vẫn được phủ một màu xanh nhưng khi đi sâu vào trong mới biết, phần lõi đang bị lâm tặc ngày đêm “rút ruột”. Tại hiện trường, chúng tôi c

Nhu cầu tiêu dùng chậm lại vì dịch COVID-19, Hàn Quốc giảm nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ Việt Nam

Là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ hai của Hàn Quốc, tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam giảm hơn 2 điểm phần trăm trong tháng 1/2020 khi lượng và giá trị đều sụt giảm theo xu hướng chung của nhiều nước xuất khẩu khác. Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản của Bộ Công Thương cho biết theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong tháng 1/2020 đạt 34.600 tấn, trị giá đạt 109,2 triệu USD, tăng 1,2% về lượng nhưng giảm hơn 1% về trị giá so với tháng 1/2019. Hàn Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam, lượng nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 89% tổng lượng nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 24.300 tấn, trị giá 65,5 triệu USD, tăng 5,5% về lượng, giảm 1,3% về trị giá so với tháng 1/2019. Nhập khẩu từ thị trường Việt Nam đạt 6.450 tấn, trị giá 17,7 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm hơn 10% về trị giá, tỉ trọng nhập khẩu giảm 2,1 điểm phần trăm so

Đầu ra ngành gỗ xuất khẩu ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19

VTV.vn - Không chỉ ngành dệt may bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà các ngành nghề khác cũng trong tình cảnh tương tự. Các khách hàng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam từ 5 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa ra thông báo tới các nhà cung cấp tại Việt Nam về việc tạm dừng mua hàng, giãn thời gian nhận hàng đã đặt do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tại tỉnh Đồng Nai, địa phương có sản lượng xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam ghi nhận: Hầu hết nhà máy ở địa phương này đã bị khách hàng xin chậm xuất hoặc hủy đơn hàng, chậm trả tiền. Còn tại Bình Dương, một số nhà máy sản xuất hàng cho Mỹ đã làm đơn xin tạm dừng hoạt động. Các nhà mua hàng lớn đã có thông báo hủy bớt đơn đặt hàng, hoãn việc xuất hàng, do họ phải đóng cửa hệ thống các cửa hàng và trung tâm phân phối. Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết 5 thị trường này hiện chiếm gần 90% thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Cụ thể, Mỹ chiếm 50%, EU chiếm 8%, Trung Quốc 12%, Nhật Bả

Đa dạng thị trường xuất khẩu gỗ, giảm rủi ro

NDĐT - Kim ngạch xuất khẩu gỗ được dự báo có thể đạt 20% trong năm 2020. Tuy nhiên, thời gian tới, ngành nghề này không tránh khỏi tác động của dịch bệnh, đòi hỏi cần nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đa dạng thị trường xuất khẩu gỗ, giảm rủi ro Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2020. Chưa bị tác động lớn bởi dịch bệnh Những tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu (XK) của nhiều nhóm ngành hàng nước ta. Tuy nhiên, ngành gỗ là một trong những ngành hiếm hoi chưa chịu nhiều tác động. Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu GIBC nhận định, với thế giới, khả năng chế tác thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ của Việt Nam đã được ghi nhận. Bằng chứng là đồ nội thất “Made in Vietnam” đã có mặt khắp thế giới. Thậm chí, phân khúc cao cấp nhất, cung cấp sản phẩm cho các công trình đẳng cấp của quốc tế, doanh nghiệp (DN) gỗ Việt Nam cũng đã tham gia. K

Gỗ nội thất phất nhờ công nghệ

Những showroom nội thất thế hệ mới với khái niệm “one-stop shopping” (điểm dừng mua sắm một chỗ ứng dụng công nghệ hỗ trợ người dùng) đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Các showroom hiện đại này không chỉ bán giường tủ, bàn, ghế... mà còn cho phép người dùng có thể tự phối cảnh 3D ngay với những món hàng họ muốn mua ở đây. Để tăng hiệu quả bán hàng, không ít công ty sản xuất nội thất đã mạnh tay chi tiền để được sử dụng các phần mềm thiết kế hiện đại. Theo đó, dựa trên các thông số về diện tích căn hộ, mẫu mã sản phẩm, màu sắc, giá, thậm chí là tuổi, mệnh của chủ nhà để hợp phong thủy..., công ty sản xuất có thể cung cấp cho khách hàng bản thiết kế tỉ mỉ trong thời gian ngắn đến ngạc nhiên. Chẳng hạn, với phần mềm House3D, chỉ cần nhập kích thước phòng rồi chọn mẫu là khách hàng sẽ có bản thiết kế nội thất trong vòng 20-30 phút. Với các phần mềm thiết kế mới nhất, một nhà thiết kế có thể hoàn thành bản vẽ của mình nhanh hơn từ 10-50 lần so với vài năm trước. Bà Đỗ Thị Kim Loan, T

Chuyển đổi số ngành gỗ và viễn cảnh nền sản xuất ‘ba không’

Trong bối cảnh đại công xưởng Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc nhanh chóng chuyển đổi số mô hình kinh doanh, phương thức sản xuất sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam đón cơ hội bứt phá trên thị trường. Ngành gỗ Việt Nam trước cơ hội vàng thay đổi vị thế Đông Nam Á đang trở thành thị trường thay thế lý tưởng cho các khách hàng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là thời cơ để các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đón bắt cơ hội phát triển từ thị trường, thay đổi vị thế, đạt mục tiêu doanh thu 20 tỉ USD năm 2025. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ. Năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức doanh thu hơn 11 tỉ USD . Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành gỗ cũng gặp phải nhiều thách thức, như hoạt động quản trị chưa được tối ưu hóa, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến sản xuất không thể đẩy nhanh tiến độ; phương thức sản xuất chưa linh hoạt theo nhu cầu cá nhân hóa, đa dạng hóa ngày càng cao của thị trường; mô hình kinh doanh chuỗi c

Chủ động thành công nguyên liệu gỗ trong nước

VTV.vn - Bằng nhiều giải pháp, hiện nguyên liệu trong nước đã đáp ứng 75% nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, tương đương 37 triệu m3 gỗ mỗi năm. Để tham gia vào chuỗi cửa hàng đồ gỗ lớn nhất thế giới IKEA, từ 5 năm trước, Công ty CP Xuân Sơn, Thạch Thành, Thanh Hoá đã chủ động đảm bảo 100% nguyên liệu đến từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ do Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC cấp. Từng chiếc bàn, chiếc ghế dù đang được sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới, khi cần đều có thể truy xuất nguồn gốc gỗ về từng hộ trồng rừng. Để chủ động nguồn nguyên liệu có chứng chỉ trong nước, công ty đã lập riêng 1 tổ chứng chỉ rừng bền vững, liên kết với hơn 1.000 hộ dân với 3.300 ha rừng trồng, tạo nên 1 vùng nguyên liệu hợp pháp, bền vững; giờ đây việc trồng rừng có chứng chỉ không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là niềm tự hào của từng hộ trồng rừng. Bằng nhiều giải pháp, hiện nguyên liệu trong nước đã đáp ứng 75% nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tương đương 37 triệu

Ngành gỗ: Lấy xúc tiến thương mại làm trọng tâm

Dù chưa chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19, song các doanh nghiệp (DN) trong ngành gỗ vẫn chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, nhằm đạt mục tiêu đề ra trong năm 2020. Lạc quan về triển vọng phát triển Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), thời điểm này ngành gỗ chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19, xuất khẩu (XK) toàn ngành trong 2 tháng đầu năm vẫn đạt 15,3 tỷ USD, tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019. DN gỗ tin tưởng kim ngạch XK sẽ đạt mức tăng trưởng 20% trong năm 2020. Nguyên nhân được nhiều DN trong ngành đưa ra là, năm 2019 bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ngành gỗ vẫn tăng trưởng 22%, với kim ngạch đạt khoảng 11,2 tỷ USD. Bước sang năm 2020, dù tình hình kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng gỗ lại là ngành được hưởng lợi. Ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương - nhận định: Hiện nhiều nhà máy tại Trung Quốc đã ngưng hoạt

Tài xế bỏ xe chạy trốn vào rừng khi bị kiểm tra

  Khi có hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, tài xế chở gỗ lậu đã bỏ xe trốn vào rừng. Ngày 6.3, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa hoàn tất thủ tục bàn giao số lượng lớn gỗ lậu và phương tiện vi phạm vừa được lực lượng đơn vị phát hiện, bắt giữ cho Công an thị xã Hương Trà để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Trước đó, tối 5.3, trong lúc làm nhiêm vụ tại Km 33 QL 49A đoạn qua địa bàn xã Bình Thành (thị xã Hương Trà), Tổ công tác thuộc Đội số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện ô tô khách BKS 38B - 004.68 chạy theo hướng A Lưới về TP. Huế có biểu hiện vi phạm nên ra tín hiệu dừng xe. Lúc này, tài xế lái xe khách không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy. Khi đến đoạn đường vắng, các đối tượng trên xe khách đã xuống xe và bỏ chạy vào rừng sâu. Tại hiện trường, tổ CSGT phát hện xe khách đã được tháo dỡ các hàng ghế sau để chứa 26 phách gỗ nên lập biên bản, thu giữ phương tiện và số gỗ lậu để xử lý. PHÚC ĐẠT

Vì sao Kiểm lâm huyện Bá Thước 'bỏ sót' 16 cây gỗ bị phá?

Nằm sát quốc lộ 15A, cách Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chừng 2km nhưng nhiều cây gỗ lim quý hiếm tại làng Đô, xã Thiết Ống bị chặt trơ gốc. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, sau khi tấp xe vào lề quốc lộ 15A, đoạn đi qua làng Đô, xã Thiết Ống, chúng tôi chỉ mất khoảng 10 phút leo lên giữa ngọn đồi để tiếp cận hiện trường. Cảnh tượng hiện ra trước mắt, cành, ngọn ngổn ngang; lá khô còn chưa rụng hết; toàn bộ gỗ đã được mang đi. Hàng chục gốc cây bị những nhát cưa sắc lẹm đốn tận gốc, trơ trọi, ứa nhựa. Gốc nhỏ nhất cũng có đường kính chừng 20cm, gốc lớn đường kính trên 80cm. Xen kẽ những gốc được lực lượng kiểm lâm đánh dấu là những gốc cây không được đánh dấu kiểm đếm. Theo quan sát, trong một khoảnh rừng chừng 0,5 ha, có 34 cây gỗ bị đốn tận gốc. Đa phần cành lá đã khô, chuyển màu nhưng vẫn có thể nhận ra trong số ấy có không ít gỗ lim xanh, là cây đặc hữu vùng rừng núi xứ Thanh. Theo thông tin từ UBND xã Thiết Ống, sự việc được phát hiện vào ngày 7/2/2020. Thời điểm đ

Vì sao ngành dệt may, da giày và gỗ vẫn tăng trưởng giữa 'bão' Covid-19?

Giữa lúc nhiều ngành đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 thì phần lớn doanh nghiệp da giày, dệt may và gỗ do vẫn dự trữ đủ nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất nên đạt kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kì năm ngoái. Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội trong tháng 2/2020 cho thấy, trong khi hầu hết các nhóm hàng đều giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì có 3 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là hàng dệt may tăng 21,8%; da giày tăng 36,8%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 49,2%. Đây cũng là thực tế chung của hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành trong cả nước. Về lý do tăng trưởng, đi “ngược dòng” so với nhiều ngành khác, theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân là do nguyên liệu sản xuất của nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo trong tháng 2. Cũng liên quan vấn đề này, Bộ Công thương nhận định mặc dù thời điểm tháng 1 và 2 các ngành đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp ngành da giày, dệt may vẫn dự trữ đủ nguồn nguyên phụ liệu phục

Doanh nghiệp ngành gỗ lạc quan vào khả năng tăng trưởng

Hiện tại dịch cúm Covid-19 vẫn đang hoành hành và có khả năng trở thành dịch bệnh toàn cầu. Tuy vậy các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn tin tưởng kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 20% trong năm 2020. Năm 2019, bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành hàng thì ngành gỗ vẫn tăng trưởng 22%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 11,2 tỉ USD so với năm 2018. Tại thời điểm đó, nhiều đơn hàng bắt đầu có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam, khiến ngành này là một trong số ít ngành hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại. Từ cuối năm 2019, dịch cúm Covid-19 diễn ra tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và lan nhanh sang nhiều nước. Cũng như cuộc chiến thương mại, dịch cúm khiến kinh tế thế giới chững lại, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Và một lần nữa ngành gỗ lại là ngành hàng hiếm hoi hưởng lợi. “Từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ. Rất nhiều nhà máy công ty nước họ ngưng hoạt động để hạn

Ngành gỗ trong đại dịch Covid- 19

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho biết, cho đến thời điểm này, thu hút đầu tư ngành gỗ vẫn tăng mạnh cả về các dự án mới, số lượt dự án tăng vốn và góp vốn mua cổ phần. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM. Ảnh: H.G Ông nhận định thế nào về FDI ngành gỗ tại Việt Nam hiện nay? Có thể thấy, sự lớn mạnh của ngành gỗ trong thập niên trở lại đây có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI ngành gỗ càng tham gia mạnh mẽ vào mọi khâu của chuỗi cung, đặc biệt trong chế biến và xuất khẩu. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sự tham gia của các doanh nghiệp khối FDI ngày càng lớn. Ngành gỗ đang hướng trọng tâm của mình vào việc mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ là kim ngạch đến 2025 phải đạt 20 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu

Một nguyên đơn Mỹ yêu cầu điều tra gỗ ván cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin của Dân Việt, về việc xuất khẩu gỗ sang Mỹ, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Nghi ngờ hàng Trung Quốc chuyển sang Trong công văn số 121/PVTM-P3 gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ngày 28/2/2020, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 25/2, Cục nhận được thông tin về việc Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Theo đó, sản phẩm bị yêu cầu điều tra là mặt hàng gỗ dán cứng (hardwood plywood) có mã HS theo phân loại của Hải quan Mỹ. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nói trên sang Mỹ là 309 triệu USD, tăng khoảng 950% so