Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2019

Tân Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập: Đổi mới nhận thức, hướng tới tương lai

Ông Đỗ Xuân Lập Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sảnViệt Nam Gánh vác phần việc của người tiền nhiệm luôn là một trong những công việc khó khăn với một nhà quản lý, đặc biệt trong thời điểm mà ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước những thời cơ mới, thách thức mới và yêu cầu mới để duy trì được sự phát triển vượt bậc và bền vững. Nhưng ông Đỗ Xuân Lập, tân chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã sẵn sàng để tiếp bước và góp sức để giúp ngành gỗ đạt được những mục tiêu lớn trong thời gian tới. Thưa ông, ông có thể đưa ra nhận định nào về những thách thức trong công việc điều hành Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam trong thời điểm này, và ông sẽ tiếp thu những kinh nghiệm quản lý nào của ban chấp hành nhiệm kỳ trước? Ban chấp hành mới đã kế thừa di sản to lớn mà ban chấp hành nhiệm kỳ trước đã để lại. Đó là sự đồng thuận trong các hội địa phương với trung ương, sự đoàn kết giữa các hội viên trong ngành, sự kết nối thông tin xuyên suốt giữa hiệp hội với các doanh nghiệp, giữa hiệp hội vớ

Tăng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng

Trong tháng 11, sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào khai thác gỗ và trồng rừng vụ mùa. Tính chung 11 tháng, diện tích rừng trồng tập trung đạt 202.800 ha. Diện tích rừng được chăm sóc 536.800 ha, đã tăng 15,0% so với cùng kỳ 2018. Tháng cuối năm các đơn hàng gỗ tăng mạnh về sản lượng và giá trị - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết số lượng trồng cây phân tán đạt 53,8 triệu cây, tăng 5,7%. Đặc biệt, sản lượng gỗ khai thác ước đạt trên 14,5 triệu m3, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái .Ước cả năm tỉ lệ che phủ rừng 41,85%; trồng rừng tập trung đạt 272.000 ha; sản lượng gỗ khai thác 16 triệu m3 , tăng 4,8%... Tháng 11 diện tích rừng bị thiệt hại là 32 ha, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước (bị cháy là 3 ha; bị phá là 29 ha). Lũy kế 11 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 2.491 ha, gấp hơn 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rừng bị cháy là 1.954 ha, gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước, bị phá là 537 ha, giảm 6%. Tính đến ngày 26/11,

Hàng chục cây gỗ cổ thụ trong rừng phòng hộ ở Quảng Nam lại bị ‘xẻ thịt’

Hàng chục cây gỗ cổ thụ nằm trong rừng phòng hộ Sông Tranh ở Quảng Nam lại tiếp tục bị lâm tặc ngang nhiên đốn hạ không thương tiếc. Ngày 27.11, ông Hồ Tất Thiện, Phó giám đốc Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sông Tranh (Quảng Nam), xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ phá rừng phòng hộ ở xã Trà Giác (H.Bắc Trà My). Cổ thụ trong rừng phòng hộ ở Quảng Nam tiếp tục bị “xẻ thịt” Hiện BQL đang kiểm tra xác định mức độ thiệt hại, sau đó chuyển hồ sơ cho Hạt kiểm lâm Bắc Trà My xử lý. Theo phản ánh ban đầu, khu vực rừng phòng hộ Sông Tranh tại thôn 5, xã Trà Giác có hàng chục cây gỗ cổ thụ đường kính từ 0,5 - 1,2 m đã bị lâm tặc đốn hạ. Tại khu rừng trồng gỗ keo giáp với rừng phòng hộ (xã Trà Giác), phát hiện hàng chục phách gỗ dài khoảng 3 m, rộng 40 cm và 5 phách dài 5 m, rộng 15 cm được tập kết, chờ chuyển ra ngoài. Dọc theo lối mòn vào rừng phòng hộ cũng có nhiều cây gỗ mới bị chặt hạ, vết cưa còn mới, lõi cây đã xẻ và chuyển đi; một số cây gỗ vừa đốn hạ, phân thành khúc n

Chi-lê xúc tiến nguồn cung gỗ nguyên liệu mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Những thương hiệu nổi tiếng trong ngành gỗ Chi-lê như: Asun, Bagaro, Forestal LV, Kimwood, Pacific Forest… đồng loạt sang Việt Nam tìm kiếm đối tác. Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu đang biến Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn trong mắt các đơn vị cung ứng đến từ Nam Mỹ. Thống kê từ Tổng cục Hải quan trong 9 tháng đầu 2019, Việt Nam nhập khẩu 1,9 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tương đương với 80,3% kim ngạch nhập khẩu của cả năm 2018, bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ và ván các loại. Theo TS. Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, đơn hàng tăng mạnh chính là nguyên nhân nhu cầu nguyên liệu ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng đột biến trong thời gian qua. Nguồn cung gỗ nguyên liệu truyền thống cho doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ, châu Âu... Thời gian gần đây, để đáp ứng cho sự đa dạng về chủng loại, những đơn vị cung ứng nguyên liệu đến từ những thị trường mới như Chi-lê, New Zealand… tăng đáng kể, trong đó, nổi bật là Chi

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành gỗ: Đạt hơn 1 tỷ USD xuất khẩu chỉ trong 1 tháng

Tính chung tất cả các mặt hàng nông, lâm và thủy sản, cũng chỉ mới có gỗ và sản phẩm gỗ đạt giá trị xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD trong 1 tháng. Ấn tượng tháng 10 Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 vừa qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã đạt 1,037 tỷ USD, tăng 20,3% so với tháng 9 và 22,69% so với tháng 10/2018. Qua đó, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 10 tháng đầu năm nay lên 8,555 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đã gần bằng giá trị xuất khẩu kỷ lục của cả năm 2018 (8,907 tỷ USD). Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (Hawa), xác nhận, đây là lần đầu tiên chỉ trong 1 tháng, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc 1 tỷ USD. Số liệu của hải quan cho thấy, trước đây, những tháng đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, cũng mới chỉ trên 900 triệu USD hoặc gần 1 tỷ USD, như tháng 8/2019 (đạt 935 triệu USD), tháng 1/2019 (986 triệu USD). Tính chung tất cả các mặt hàng nông, lâm và thủy sản, cũng chỉ mới

Việt Nam tăng tốc nhập khẩu nguyên liệu gỗ hợp pháp

Nguồn gỗ hợp pháp tại Chile có nhiều ưu thế trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam, quốc gia đang phấn đấu để trở thành trung tâm nội thất của thế giới. Thống kê từ Tổng cục hải quan cho thấy xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng phấn khởi. Kim ngạch chín tháng đầu năm 2019 đạt hơn 7,3 tỷ USD, tương đương 86% kim ngạch cả năm 2019. Thêm những lựa chọn mới “Với mức tăng đều như hiện nay và thực tế đơn hàng đang thực hiện tại các DN, chắc chắn, ngành gỗ sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xuất siêu 11 tỷ USD trong năm nay mà chính phủ đề xuất”, ông Nguyễn Tôn Quyền, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nói. Với đơn hàng tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu có xu hướng tăng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu 2019, Việt Nam nhập khẩu 1,9 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tương đương với 80,3% kim ngạch nhập khẩu của cả năm 2018, bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ và ván các loại. “Xuất khẩu nội thất tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam đang được xem là thị trường t

Cần chính sách để ngành gỗ lấy lại lợi thế sân nhà

(ĐTCK) Với quy mô thị trường lên tới khoảng 4 tỷ USD (năm 2018), nhưng doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam lại đang nhường sân nhà cho doanh nghiệp ngoại vì còn mải mê với thị trường bên ngoài. Cần chính sách để ngành gỗ lấy lại lợi thế sân nhà Nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ đã bắt đầu quan tâm tới thị trường nội địa Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhờ có các chính sách khuyến khích cho xuất khẩu, nên ngành gỗ Việt đã đạt được những kết quả vượt bậc trong thời gian qua. Từ chỗ chỉ xuất khẩu 219 triệu USD (năm 2000), đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ dự kiến đạt 11 tỷ USD tăng gấp 50 lần, chưa có ngành nào tăng đột biến như vậy. Cũng theo Hiệp hội, hiện nay, cả nước có 5.300 doanh nghiệp gỗ, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 96%, chưa kể 27.000 cơ sở nhỏ và hộ gia đình. Hiện nay, cả nước có 5 triệu ha rừng trồng, trong đó phía Bắc (tính từ Hà Tĩnh trở ra) chiếm 60%, riêng vùng Đông Bắc hiện chiếm 1,5 triệu ha rừng cực tốt. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Ch

Để lâm tặc phá rừng, nhiều cán bộ kiểm lâm bị kỷ luật

Một số lãnh đạo, cán bộ tại Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) bị kỷ luật do để lâm tặc phá rừng. Ngày 19/11, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, đã ra quyết định kỷ luật về mặt Đảng đối với Chi bộ Ban quản lý Khu BTTN Đakrông (xã Tà Long, huyện Đakrông) và một số lãnh đạo, cán bộ công tác tại Hạt Kiểm lâm KBTTN Đakrông. Theo đó, ông Ngô Kim Thái, Bí thư Chi bộ Ban quản lý Khu BTTN Đakrông, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Ông Phan Thoàn, Đảng viên Chi bộ, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm khu vực Hồng Thủy (thuộc Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông) chịu hình thức kỷ luật khiển trách. Cả 2 ông Thái và Thoàn bị kỷ luật vì đã thiếu kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng ủy Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị còn thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Chi bộ Ban quản lý KBTTN Đakrông vì thiếu trách nhiệm trong việc ban hành hoặc chỉ đạo

Nhiều lợi thế, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ của Việt Nam tăng vọt

Lợi thế về thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do, tác động từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và năng lực chế biến của các doanh nghiệp ngày càng cải thiện... Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2019 xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ của Việt Nam đạt 35,5 triệu USD, giảm gần 8% so với tháng 8/2019, nhưng tăng 12,6% so với cùng kì năm 2018. Cộng dồn trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ đạt 295,3 triệu USD, tăng 30,4% so với 9 tháng của năm 2018. Trong đó, tăng chủ yếu nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh với kim ngạch đạt 295,3 triệu USD, tăng đến 65,6% so với cùng kì năm 2018. Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ lớn tiếp theo trong 9 tháng đầu năm 2019 gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Canada, Hàn Quốc... Đáng chú ý, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ sang Anh và Hàn Quốc tăng mạnh so với cùng kì năm 2018 với mức tăng lần lượt 36,3% và gần 31%. Xuất k

Tuyên chiến với gian lận xuất xứ: Gỗ dán thành 'án điểm'

TTO - Cơ quan hải quan đưa 4 doanh nghiệp vào danh sách 'luồng đỏ' để tăng cường quản lý, kiểm tra. Trước tình trạng tăng phi mã của một số mặt hàng, Bộ Công thương đã ban hành quy định khẩn để chặn hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với mặt hàng gỗ dán sang Hoa Kỳ, tránh nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Trong số 25 mặt hàng bị Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đưa vào danh mục cảnh báo sớm về nguy cơ lẩn tránh thuế và gian lận thương mại công bố hồi đầu tháng 10-2019, gỗ dán dùng nguyên liệu là gỗ cứng là mặt hàng được xếp đầu tiên. Mặt hàng này cũng nằm trong diện cảnh báo cao nhất (mức 4). Từ tháng 12-2016, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 12-2017, mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp cho sản phẩm này của Trung Quốc là 183,36%, còn mức thuế chống trợ cấp là từ 22,98% đến 194,90%. Cảnh báo sớm Số liệu của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Na

Việt Nam sẽ tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất gỗ dán sang Mỹ trong 5 năm

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư qui định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ và sẽ áp dụng vào cuối tháng 12 năm nay. Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã kí ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT qui định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ. Thông tư được căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Quản lí ngoại thương, nhằm tăng cường quản lí xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lí đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Theo đó, Thông tư số 22/2019/TT-BCT qui định tạm ngừng hoạt động kinh doanh chuyển

Tiềm năng thị trường đồ nội thất Việt

Trong khi đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nội thất, Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ nhiều tiềm năng của thị trường nội địa. Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở. Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm. Cũng theo phân tích của EVBN, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Báo cáo về thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam mới đây của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cũng chỉ ra rằng, tuy đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ nhưng thị trường

Dấu chấm hết cho gỗ dán "quá cảnh" Việt Nam rồi xuất sang Mỹ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư yêu cầu tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ... Vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Đề án đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa, trong đó các mặt hàng có nguy cơ cao như gỗ dán. Theo đó, nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, căn cứ Nghị định số 69 của Chí

Doanh nghiệp ngành gỗ mở rộng thị trường nội địa

Dù kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng nhanh, song trên thực tế lại phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sản xuất gỗ nội thất tại một doanh nghiệp ở TP.Biên Hòa. Ảnh:V.Gia Sản xuất gỗ nội thất tại một doanh nghiệp ở TP.Biên Hòa. Ảnh:V.Gia Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ nội địa cho hay, việc cạnh tranh với khối doanh nghiệp FDI cũng như khó khăn về nhân công, giá cả xuất khẩu đã khiến họ chú ý hơn đến thị trường nội địa, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu như trước. * Nâng chất thị trường nội địa Không chỉ từng bước chiếm lĩnh lại thị trường nội địa mà các doanh nghiệp ngành gỗ đang mong muốn liên kết với nhau tạo thành chuỗi sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất, bán hàng của mình. Thị trường gỗ trong nước hiện nay theo đánh giá có giá trị thương mại hơn 4 tỷ USD và nhu cầu đang ngày một tăng cao do mức sống của cư dân đô thị, đặc biệt là những người trẻ, được nâng lên. Trước đây, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ

Việt Nam lọt tốp 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ vào Đức

Theo Bộ Công thương, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 5 cho CHLB Đức trong 7 tháng đầu năm, đạt 86,2 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Đức tăng 0,3% so với cùng kỳ 2018, đạt 2,9%. Trung Quốc, Rumania, Hungary, Xlôvakia và Việt Nam là các thị trường cung cấp ghế khung gỗ chủ yếu cho CHLB Đức. Giá thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu gỗ của Đức vẫn còn thấp, do vậy, đây là thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng đối với ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý, so với luật chung của EU, luật của CHLB Đức nghiêm ngặt hơn. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn là chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội. Khi thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp nào đã vào được thị trường này thì cũng đồng nghĩa với cơ hội vào được thị trường khác trong khối EU.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành gỗ Việt Nam tăng trưởng 216%

VTV.vn - Theo báo Công Thương, con số 216% là mức độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành gỗ Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm, đã có hơn 581 triệu USD đổ vào ngành gỗ. Điểm đáng chú ý là con số này cao hơn gấp 2 lần tổng số vốn đầu tư của cả năm 2018, cho thấy tính hấp dẫn của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, báo Công Thương đặt nghi ngại về rủi ro lẩn tránh xuất xứ. Bài viết nhấn mạnh, các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế bổ sung của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là nguy cơ bị điều tra lẩn tránh thuế đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại thị trường Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần thu thập thông tin về tình trạng "đầu tư chui", "đầu tư núp bóng", trong đó nhìn nhận vào các khía cạnh đầu vào của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, công suất tiêu thụ nhiên liệu và tiêu thụ điện năng, sử dụng lao động để có chính sách

Ngành gỗ phải thoát khỏi 'chiếc áo' gia công

TTO - Ngành gỗ đã gây bất ngờ khi xuất khẩu tăng mạnh. Vốn ngoại đổ vào ngành gỗ VN cũng tăng. Đây là lúc sống còn để doanh nghiệp (DN) Việt phát triển thương hiệu, tránh nguy cơ bị "biến mất" trước làn sóng đầu tư của DN Trung Quốc. Sự dịch chuyển đơn hàng từ thương chiến Mỹ - Trung khiến lượng khách hàng mới gia tăng vào VN nhưng cũng bộc lộ nhiều thách thức. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng số vốn FDI đầu tư vào ngành này đã tăng gấp gần 1,2 lần so với tổng FDI vào ngành gỗ của cả năm 2018. Trong đó, số dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ là 49, tương đương 73% số dự án FDI vào ngành gỗ của cả năm 2018. Nhưng như vậy DN Việt được hưởng lợi gì? Trong ngắn hạn, đã có DN thu lợi bằng cách cho thuê hay bán luôn cả nhà xưởng cho khối FDI. Trong khi đó, nếu nhìn ra cơ hội lâu dài thì đây chính là thời điểm để thay đổi chiến lược, phải làm sao có tầm nhìn mới nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Vậy DN ngành gỗ VN cần gì? Rào cản lớn nhất hiện nay là năng lực vươn ra thị trườ

Gỗ nhập khẩu Nhật Bản - lựa chọn mới cho nhiều DN Việt

VTV.vn - Không chỉ có ưu điểm về chất lượng, sản phẩm gỗ Nhật Bản cũng mang đến lợi thế xuất xứ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng doanh nghiệp Nhật Bản có mặt tại Việt Nam đang ngày một tăng, tính đến tháng 3 năm nay, con số này là 1.878 doanh nghiệp, chỉ xếp sau Thái Lan. Tiếp tục xu hướng đó, ngày 4/11, Hội thảo hỗ trợ, xúc tiến đầu tư vào Việt Nam do tỉnh Nara (Nhật Bản) tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp gỗ của hai nước. Là một kiến trúc sư thực hiện các công trình nhà vườn, nội thất gia đình, trong bối cảnh các đặt hàng mang kiến trúc xứ sở Phù Tang ngày một tăng, anh Giang (Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Giang) rất quan tâm đến những sản phẩm gỗ mềm nguyên khối, nhập khẩu từ Nhật để thay thế dòng gỗ cứng nhập khẩu từ Nam Phi thường sử dụng. Dù mẫu mã của nhiều sản phẩm không mới tại Việt Nam, nhưng những đường nét đòi hỏi sự tinh tế thì sản phẩm gỗ Nhật vẫn đang cho

Ngành gỗ Bình Dương: Không để các nước mượn xuất xứ

Trong khi các lĩnh vực khác ở ngành nông nghiệp đang lâm cảnh lao đao khi xuất khẩu liên tục giảm mạnh, chưa có dấu hiệu tăng trở lại, thì xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện đang có sực tăng trưởng ổn định suốt từ đầu năm đến nay. Ngành gỗ cả nước đang băng băng hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 11 tỉ USD trong năm 2019 Tăng trưởng nhanh Cụ thể, giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 9/2019 ước đạt 890 triệu USD, tăng 22,7% so với với cùng kỳ 2018. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu mặt hàng này ước đạt trên 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 32%; Nhật Bản 1,03 tỷ USD, tăng 15,7%; Trung Quốc: 850 triệu USD, tăng 1,2%... Ngành gỗ Bình Dương chiếm tỉ trọng hơn 50% giá trị xuất khẩu gỗ của cả nước cũng đang có những cuộc bức phá ngoạn mục. Theo Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương(Bifa), gần 90% gái trị xuất khẩu gỗ Bình Dương đến từ các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn g