Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

Tiêu điểm: Xâm hại vườn quốc gia Xuân Sơn | VTV24

  Nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất trên cả nước có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với hệ động thực vật phong phú. Thế nhưng thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số đối tượng đã ngang nhiên chặt phá một diện tích lớn gỗ rừng nằm ngay trong vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia. Sự việc xảy ra tại xã Kim Thượng đã để lộ ra những lỗ hổng trong công tác bảo vệ rừng tại địa phương này ---------- Đồng hành cùng VTV Digital tại: Ứng dụng VTVgo Android: https://bit.ly/305aQLs ​ iOS: https://apple.co/3g8yMTS ​ hoặc xem trực tiếp trên https://vtvgo.vn/ ​ Báo điện tử: https://VTV.vn

Người Cơ tu tạ ơn mẹ rừng

  (TN&MT) - Tạ ơn rừng là một trong những lễ hội quan trọng của người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, được tổ chức vào những ngày đầu năm mới hàng năm. Với người Cơ Tu, lễ Tạ ơn rừng là dịp để họ cảm ơn những cánh rừng già đã che chở bảo vệ họ, đó còn là lời hứa của đồng bào trong việc nâng cao ý thức bảo vệ rừng, đồng thời gắn kết cộng đồng. Đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng giêng âm lịch, người  Cơ Tu  ở huyện Tây Giang, tỉnh  Quảng Nam  tập trung về tại khu làng sinh thái di sản  Pơ Mu  (xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam) để tổ chức  Lễ Tạ ơn rừng . Năm nay do bối cảnh dịch COVID-19 nên lễ hội không được mở rộng, chỉ tổ chức phần lễ với những nghi thức thiêng liêng nhất . Lễ Tạ ơn rừng của đồng bào Cơ Tu Lễ cúng thần rừng được bà con chuẩn bị tỉ mỉ. Mâm cúng trong lễ tạ ơn rừng gồm có dê đực, heo đực, gà trống, trà, rượu, gạo, muối, hoa quả, hai hòn đá, hai quả trứng gà và nhiều đồ cúng khác liên quan theo tín ngưỡng dân gian. Trong bộ trang phục C

Lâm tặc liều lĩnh khai thác cây giáng hương cổ thụ

  (CAO) Chiều 3-3, Hạt Kiểm lâm H. Kbang, Gia Lai đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản xảy ra tại tiểu khu 82 (xã Krong, H. Kbang, lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa quản lý). Tạm giữ các đối tượng khai thác 4 cây gỗ giáng hương cổ thụ quý hiếm Phát hiện quần thể gỗ giáng hương quý hiếm bị cưa hạ Phát hiện vụ vận chuyển cây giáng hương "khủng" quý hiếm Trước đó, vào ngày 20-2, lực lượng chức năng H.  Kbang  phát hiện tại tiểu khu 82,  xã Krong  1 cây  gỗ giáng hương  cổ thụ bị cưa hạ trái phép và 4 cây gỗ Sp7 bị đổ lây. Hiện trường cho thấy, gỗ giáng hương mới bị cưa hạ. Mở rộng kiểm tra theo dấu vận chuyển gỗ, lực lượng chức năng phát hiện 1 xe công nông độ chế có tời và 1 bãi tập kết gỗ gồm 6 hộp gỗ xẻ, chủng loại giáng hương, khối lượng hơn 3,5m3. Hiện trường một vụ khai thác gỗ giáng hương tại H. Kbang Qua đo đếm, lực lượng chức năng xác định cây gỗ giáng hương có khối lượng hơn 7,5m3; 4 cây gỗ Sp7 có khối lượng gần 6,4 m3.

Số phận bảy gốc sưa quý hiếm chết khô giữa phố Hà Nội

  Phát hiện bảy cây sưa quý hiếm chết khô trên đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy), Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản báo cáo UBND TP về việc chặt hạ và đấu giá theo quy định.  Lý do chặt hạ cây sưa đỏ ở phố cổ Hà Nội giữa đêm Lạ lùng cây sưa đỏ được bọc thép trong công viên Trải chiếu canh giữ cây sưa 200 tuổi quý hơn vàng Trước thông tin hàng loạt cây sưa quý hiếm trên đường Nguyễn Văn Huyên chết khô, chiều 3/3, ông Ma Kiên Ngọc (đại diện đơn vị được giao quản lý và chăm sóc hàng cây sưa) cho VietNamNet biết "có bảy cây sưa đã chết do yếu tố khách quan".  Ông Ngọc xác nhận: "Các cây sưa quý bị chết có đường kính khoảng 20-25cm, cây chết do yếu tố khách quan, là đơn vị chăm sóc, không ai muốn cây bị chết như vậy". Theo tìm hiểu, hàng cây sưa quý trên được di dời đến vị trí mới nằm trong dự án xây dựng nút giao cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch vành đai 2,5.  Hàng sưa quý hiếm chết khô t

Doanh nghiệp cao su đồng loạt hạ mục tiêu lợi nhuận trong năm 2021

  Mặc dù vừa trải qua một năm “bội thu” bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, song kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cao su trong năm 2021 vẫn khá thận trọng. Công nhân Công ty cổ phần một thành viên Cao su Tây Ninh thuộc VRG cạo lấy mủ cao su. Ảnh: Phương Vy/TTXVN. Hầu hết các doanh nghiệp ngành này đều hạ mục tiêu lợi nhuận so với con số thực hiện trong năm trước đó. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 vừa diễn ra cuối tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã công bố kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm tới 12% so với năm 2020. Cụ thể, VRG đặt mục tiêu doanh thu tài chính hợp nhất trong năm 2021 là 27.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.600 tỷ đồng. So với kết quả kinh doanh năm 2020, mục tiêu doanh thu của Tập đoàn trong năm 2021 dù tăng 4,2% song lợi nhuận lại giảm tới 12%. Theo VRG, năm 2021 dự báo tiếp tục là một năm khó khăn, nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su vốn là lĩnh vực kinh doanh chi

Bình Dương đứng đầu cả nước về xuất khẩu gỗ

  Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của tỉnh đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ cả nước. Ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của Bình Dương đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ cả nước. Ảnh minh họa: TTXVN phát Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh trong năm 2020 ước đạt khoảng 5,6 tỷ USD, chiếm trên 47,3% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ. Theo đó, thị trường xuất khẩu của ngành gỗ Bình Dương chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản; Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc)… Đặc biệt, từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, ngành gỗ đã mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại các nước trong khối EU. Sự phát triển của ngành gỗ chủ yếu ở việc các nước bắt đầu chuyển dịch các nguồn cung sản xuất về Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tái cấu trúc công ty tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch BIFA cho rằng, trong đại dịch COVID

Thông tin mới về hàng sưa "mặc giáp", được truyền dịch trên đường Nguyễn Văn Huyên

 Kinhtedothi - Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình triển khai thực hiện Dự án xây dựng cầu vượt, tại nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - đường Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (Vành đai 2,5). Hàng cây sưa được bảo vệ kỹ càng. Ảnh chụp tháng 9/2020: Phạm Hùng. Theo đó, dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 3974/QĐ-UBND ngày 3/8/2018. Công trình cầu đường bộ, cấp II. Xây dựng cầu vượt trực thông theo hướng đường Nguyễn Văn Huyên (Vành đai 2,5) bằng dầm hộp thép, liên hợp bản bê tông cốt thép; chiều dài cầu 278m; bề rộng cầu 16m; cầu gồm 5 nhịp. Tĩnh không thông xe dưới cầu 4,75m. Dự án còn các hạng mục xây dựng tường chắn, đường dẫn 2 đầu cầu; chỉnh trang cải tạo nút giao; xây dựng hệ thống chiếu sáng; mở rộng đủ mặt cắt ngang theo quy hoạch đoạn 170m của đường Nguyễn Văn Huyên giao với đường Hoàng Quốc Việt; xén giải phân cách và vỉa hè của đường Hoàng Quốc Việt

Chính quyền địa phương có thờ ơ với công tác bảo vệ rừng?

  Suckhoedoisong.vn - Phá rừng đốt than, chiếm đất rừng để tư lợi đang là vấn nạn diễn ra đầy nhức nhối ở xã  Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Mới nhất, sau những ngày Tết Tân Sửu, một diện tích rừng rất lớn thuộc tiểu khu 231- núi Đá Hang và nhiều khu vực khác ở xã Suối Tân bị “triệt hạ” không thương tiếc. Gửi đơn nhiều rừng vẫn cứ mất Chúng tôi đến khu vực núi Đá Hang thuộc xã Suối Tân, huyện Cam Lâm những ngày sau Tết Tân Sửu chứng kiến nhiều cánh rừng tại đây bị tàn phá rất nghiêm trọng. Hàng loạt cây gỗ quý có đường kính từ 20 - 40cm tại đây bị cưa hạ ngổn ngang. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Mỹ Hằng cho biết: Công ty chúng tôi được chính quyền địa phương giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc 355ha rừng tái sinh tự nhiên tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm hơn 15 năm qua. Tình trạng phá rừng đốt than, chiếm đất làm rẫy trồng xoài, chuối, mít tại đây diễn ra nhiều năm nay rồi. Công ty và người dân nhiều lần gửi đơn phản ánh tình trạng phá rừng đến các cấp chính quyền

Bình Dương chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu gỗ Việt Nam

  Trong tổng giá trị xuất khẩu hơn 12 tỷ USD của ngành gỗ năm 2020, tỉnh Bình Dương chiếm tới gần một nửa, tiếp tục là tỉnh xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam. Tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ đạt hơn 1 tỷ USD và lập kỷ lục mới Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục mới Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã vượt kỷ lục năm 2019 Đồ gỗ Bình Dương chiếm gần 1 nửa giá trị xuất khẩu gỗ Việt Nam. Ảnh:  TL . Theo Tổng cục Hải quan, Bình Dương tiếp tục là tỉnh dẫn đầu về kim ngạch  xuất khẩu gỗ  và sản phẩm gỗ năm 2020 với giá trị đạt 5,68 tỷ USD, chiếm trên 47,3% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ. Đồng Nai xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,61 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng giá trị xuất khẩu của ngành; TP Hồ Chí Minh giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,02 tỷ USD chiếm 8,5%, xếp vị trí thứ ba; Bình Định đứng ở vị trí thứ 4 đạt trên 0,54 tỷ USD, chiếm 4,4%. Đứng ở vị trị thứ 5 là Hà Nội đạt 0,44 tỷ USD chiếm 3,7%. Tiếp theo là các tỉnh có giá trị xuất khẩu từ 100 - 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ từ 1-2% tổng trị giá xuất khẩu gỗ như: Q

Hà Tĩnh: Trồng rừng “chỉ lối” phát triển kinh tế cho người dân miền núi

  (TN&MT) - Phát huy lợi thế về địa hình, nhiều xã miền núi ở Hà Tĩnh mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, phong trào trồng rừng mở ra hướng phát triển mới cho bà con nơi đây, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Khoảng 10 năm về trước, vùng đất Đức Lĩnh của huyện miền núi Vũ Quang là những dãy đồi hoang vu hoặc rừng nghèo đầy lau lách. Người dân chủ yếu trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế thấp như lúa, ngô, sắn, đậu, lạc...Tòan xã có gần 7 ngàn nhân khẩu, đói nghèo chiếm hơn 70% số hộ; đường làng ngõ xóm chủ yếu là đường đất. Với lợi thế lắm đồi, nhiều núi, những năm gần đây, người dân Đức Lĩnh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi  bước đầu mang lại hiệu quả. Người dân miền núi  Hà Tĩnh  mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên Đặc biệt, sau khi Chính phủ có chủ trương giao đất, giao rừng cùng với kế hoạch XĐGN, Đảng ủy, UBND xã Đức Lĩnh đã tổ chứ