Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Ngành gỗ Việt Nam: Thay đổi để đón thời cơ từ hiệp định EVFTA

  Ngày 25/9, tại Hội nghị giao ban ngành gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Lâm sản Bình Định tổ chức tại tỉnh Bình Định, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng ngành gỗ Việt Nam đã tham gia vào các “tuyến đường cao tốc” mà mới đây nhất là "tuyến" EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu). Một dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. ( Ảnh: An Hiếu/TTXVN) Lợi thế về thuế suất của các nước châu Âu đối với các sản phẩm ngành gỗ của Việt Nam từ EVFTA không lớn, nhưng lợi thế rất lớn là giảm thiểu rủi ro về thương mại trong thời gian tới. Trên "tuyến cao tốc" này, vấn đề của Việt Nam là "phương tiện vận chuyển và sản phẩm nào sẽ được vận chuyển." Đại dịch Covid-19 và các diễn biến trong lĩnh vực thương mại trên thế giới đang đặt ngành gỗ Việt Nam cần thay đổi để đón thời cơ khi chạy trên "các tuyến cao tốc." Thứ trưởng

Tổ chức "hội nghị Diên Hồng" để tìm đà tăng tốc xuất khẩu gỗ

  Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2025 sẽ được tổ chức để tìm giải pháp giúp ngành gỗ "bứt phá" trong thời gian tới.     Xuất khẩu gỗ sẽ mang về 12,5 tỉ USD vào cuối năm 2020. Ảnh: Hawa Hội nghị sẽ diễn ra vào đầu tháng 12.2020, tập trung đánh giá tình hình chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 và bàn giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến,   xuất khẩu   gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tổ chức xúc tiến đầu tư vào Khu lâm nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Nghệ An. Dự kiến có khoảng 500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị, trong đó có Đại sứ quán, phòng thương mại một số nước tại Việt Nam, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nga, Trung Quốc, Canada, Ấn Độ, Anh, Úc. Một số tổ chức quốc tế: Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP); Chương trình UN-REDD Việt Nam. Tại h

Bắt giam đối tượng bán gỗ lậu cho Doanh nghiệp tư nhân Hùng Ny

Ngày 27/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Liên quan đến vụ án vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân Hùng Ny, đơn vị đã tiến hành thêm lệnh khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam với đối tượng Lê Huy Vũ (42 tuổi, trú tại thôn 2, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định trên.   Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Gia Lai tiến hành đọc lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Huy Vũ. Điều tra bước đầu xác định, Vũ có 2 tiền án về các tội "Cướp giật tài sản" và "Đánh bạc". Sau khi ra tù, Vũ móc nối với một số đối tượng để mua gỗ lậu tại khu vực biên giới thuộc địa phận xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai). Sau đó, Vũ dùng ô tô để chở gỗ về bán cho Doanh nghiệp tư nhân Hùng Ny tại thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê do Ng

Xuất khẩu gỗ đạt gần 9 tỷ USD

  Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp), mặc dù chịu tác động nhiều của đại dịch Covid-19 nhưng ngành gỗ đã có những bước phát triển mới trong thời gian qua. Ước tính đến hết tháng 9/2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 8,97 tỷ USD. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 15 ngày đầu tháng 9/2020 đạt 565,6 triệu USD, ước tháng 9 đạt 1,131 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 9 tháng, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 8,97 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2019, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,38 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Năm thị trường xuất khẩu chính trong 8 tháng năm 2020 đạt 7,01 tỷ USD, chiếm 89,4% giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.   Trong đó, Hoa Kỳ đạt 4,19 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2019; Nhật Bản đạt 855,8 triệu USD, giảm7,6% so với cùng kỳ năm 2019; Trung Quốc đạt 828,3 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019; EU đạt 588,8 triệu USD, giảm 7,4 % so với cùng kỷ năm 2019; Hàn Quốc 542,8 triệu USD, giảm 2% s

Khai thác gỗ nghiến trái phép ở Điện Biên, máu rừng chảy về xuôi

  Vì lợi nhuận trước mắt, những thân gỗ nghiến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm tuổi ở huyện Tuần Giáo, (Điện Biên) vẫn bị những kẻ phá rừng chặt hạ. Đã có nhiều biện pháp, thậm chí lực lượng chức năng ở đây từng đổ máu, để bảo vệ những cây gỗ, nhưng tình trạng chặt hạ, buôn bán trái phép gỗ nghiến vẫn diễn ra rất phức tạp.   Bình luận   0 Khi lính biên phòng thành “chuyên gia nông nghiệp” cùng dân trồng lúa nước Bắt sống đối tượng vận chuyển 41 bánh Heroin Khai thác gỗ nghiến trái phép ở Điện Biên, máu rừng chảy về xuôi

Bảo vệ rừng xanh

  Em ước mong sẽ không còn cảnh cháy rừng, lũ lụt, thiên tai… vạn vật sống trong một môi trường trong lành và hạnh phúc. Em thường hay nghe nhạc để luyện phản xạ nghe nói tiếng Anh. Ngoài những giờ học tại trung tâm Anh văn về nhà, em hay luyện tập thêm qua những bài hát. Em rất thích những ca khúc của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Micheal Jackson. Ông là một người rất tài năng, không những hát rất hay mà các ca khúc của ông đều mang nhiều ý nghĩa cho cộng đồng. Một trong những bài hát ấy phải kể đến ca khúc "Earth song". Với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và đặc biệt video ca khúc "Earth song" còn mang đến cho em một cảm xúc sâu sắc. Vừa nghe bài hát, vừa xem video, em cảm nhận từng lời bài hát như lời kêu gọi thống thiết của thiên nhiên, của các loài muông thú rừng xanh. Những chiếc xe ủi, từng chiếc máy cưa đang tàn phá rừng. Không một ai nghe thấy tiếng thét của rừng khi bị cháy? Chẳng có ai nghe thấy tiếng khóc của những người thổ dân khi tài nguyên rừng ngày đang

Quảng Nam xác định bảo vệ rừng là trọng tâm xuyên suốt của địa phương

  (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành; Tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có rừng, các đơn vị chủ rừng xây dựng kế hoạch ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; Mọi vi phạm về phá rừng tự nhiên phải được điều tra, xử lý nghiêm minh và buộc khôi phục lại rừng đã bị phá theo đúng quy định của pháp luật.  Chủ tịch UBND tỉnh   Quảng Nam   Lê Trí Thanh trong một lần thị sát công tác   bảo vệ rừng Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu xây dựng các tiểu dự án trong Chư

Phá rừng - vấn nạn tàn phá hệ sinh thái

  (Công lý) - Nhìn, nghe đâu đó có vụ phá rừng, có cây xanh bị đốn hạ cứ tưởng như việc xa lạ chẳng liên quan gì đến chúng ta, nhưng thật ra lại đang có một tương quan kết nối chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi người. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND huyện Lạc Dương và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà để chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ đầu độc rừng thông tại tiểu khu 145B (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương). Lực lượng chức năng của Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương phát hiện vạt rừng trên đường từ thị trấn Lạc Dương đi xã Đạ Sar có dấu hiệu bị bức tử (ảnh: SGGP) Lãnh đạo tỉnh   Lâm Đồng   đã có văn bản chỉ đạo chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ đầu độc rừng thông tại tiểu khu 145B (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương). Có 50 cây thông ba lá đường kính từ 25-58cm, cao từ 9-14m bị chết trên diện tích 5.457m2, lực lượng chức năng xác định những gốc thông này đều bị khoan l

Phủ nhanh... đồi trọc !

  Chuyện tưởng như phi lý nhưng đầy logic khi nhìn lại  công tác quản lý, bảo vệ rừng  nhiều năm qua ở khu vực Tây nguyên.  Hiện toàn khu vực này có hơn 2,5 triệu ha rừng, chiếm gần 18% diện tích rừng của VN, trong đó rừng tự nhiên gần 2,2 triệu ha. Song diện tích rừng ở đây liên tục sụt giảm theo từng năm. Theo số liệu từ Ban Kinh tế T.Ư và Bộ NN-PTNT, khu vực Tây nguyên mất hơn 46.000 ha rừng tự nhiên mỗi năm, trong đó có nguyên nhân do   phá rừng . Từ năm 2019 đến nay, toàn vùng đã có trên 3.500 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng. Hậu quả, diện tích rừng ở Tây nguyên ngày càng suy giảm đến mức báo động. Lâm tặc thậm chí bạo gan vào những vườn quốc gia, khu bảo tồn để khai thác trái phép nhiều loại gỗ quý. Khi bị phát hiện thì sẵn sàng dùng vũ khí nóng để chống trả, thoát thân. Và thực tế, trong nhiều năm qua, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý, chính quyền địa phương chưa làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp được giao. Hễ có công tác thanh tra, kiểm tra là p

Ngành gỗ: Nhiều cơ hội sau đại dịch

  (Chinhphu.vn) –   Với sự phát triển của ngành gỗ trong thời gian đại dịch vừa qua cho thấy sức phát triển của ngành rất lớn. Những bài học trong thời kỳ suy thoái kinh tế của đại dịch C OVID - 19 sẽ giúp  d oanh nghiệp ngành gỗ trưởng thành hơn rất nhiều. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn - Ảnh: VGP.Đỗ Hương Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn trong Hội nghị giao ban ngành gỗ để bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu lâm sản năm 2020 được tổ chức hôm nay (25/9). Xuất khẩu gỗ đạt gần 9 tỷ USD Ảnh hưởng của dịch bệnh và các vụ việc cạnh tranh thương mại đã tác động nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản. Vượt qua khó khăn, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp, 9 tháng năm đầu 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 8,97 tỷ USD. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 15 ngày đầu tháng 9/2020 đạt 565,6 triệu USD, ước tháng