Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2023

Nên chọn mua bếp từ Đức hay bếp từ Tây Ban Nha?

  Hiện nay, bếp từ là loại thiết bị bếp không thể thiếu trong gian bếp của hầu hết gia đình Việt Nam. Bạn đang có nhu cầu mua bếp từ nhưng lại đang phân vân không biết nên lựa chọn bếp từ Đức hay bếp từ Tây Ban Nha . Bếp từ xuất xứ từ Tây Ban Nha thì có những thương hiệu nào uy tín? Bếp từ nhập khẩu Đức thì nên chọn hãng nào? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé.  Thiết kế của bếp từ Đức và bếp từ Tây Ban Nha Mặt kính Cả 2 loại bếp từ này đều sử dụng các loại mặt kính cao cấp như Schott Ceran xuất xứ từ Đức. Mặt kính cao cấp có khả năng chịu nhiệt, chịu lực va đập tốt và có khả năng chịu sốc nhiệt lớn. Mặt kính được làm từ chất liệu gốm thuỷ tinh nên tản nhiệt rất nhanh, sẽ rất thuận tiện trong việc vệ sinh, lau chùi mặt bếp sau khi nấu ăn xong.  Mâm từ  Cả hai đều được ứng dụng công nghệ Induction Zoneless, tự nhận diện kích thước nồi nấu và nhận biết nồi nhiễm từ hay không một cách thông minh. Công nghệ này giúp tránh thất thoát nhiệt lượng ra môi trường bên ngoà

Sản xuất viên nén: Ngành hàng tỷ USD của tương lai

  Thời gian gần đây, 'tại Nghệ An và Quảng Nam xuất hiện nhiều nhà máy sản xuất viên nén quy mô lớn, dây chuyền hiện đại, có vốn đầu tư từ 200–300 tỷ đồng/nhà máy. Mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, song theo dự báo, viên nén có nhiều tiềm năng để “góp mặt” trong nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD… Ngành sản xuất viên nén đang phát triển rất nhanh Ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần năng lượng sinh học Phú Tài (tỉnh Bình Định), cho biết: năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Năm 2022 xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 4,7 triệu tấn, kim ngạch hơn 700 triệu USD, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với năm 2021. Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới. Dự báo, xuất khẩu viên nén Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023. ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI, QUẢN TRỊ BÀI BẢN Tr

Thách thức trong xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU

  Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) gặp nhiều thách thức hơn, khi sắp tới, lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp liên quan đến phá rừng được thông qua. TIN LIÊN QUAN Năm 2021, xuất khẩu đồ gỗ sang EU đạt gần 600 triệu USD, tăng trưởng 12,3% Đơn hàng tăng mạnh, xuất khẩu đồ gỗ đã mang về 6,6 tỷ USD Ảnh minh họa Kiểm soát chặt nguồn gốc nguyên liệu Vừa qua, EU đã đạt được một thỏa thuận về dự luật mới, cấm các  doanh nghiệp  xuất khẩu vào thị trường châu Âu những sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cao su, đậu nành, gỗ, dầu cọ… có liên quan đến nạn phá rừng trên toàn cầu. Dự luật đặt ra quy tắc bắt buộc với các công ty bán những sản phẩm nói trên để đảm bảo những sản phẩm này không phải được sản xuất trên những khu đất hình thành từ việc phá rừng. Một khi EU áp dụng luật mới, đồng nghĩa rằng, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường 27 nước thành viên EU gặp nhiều thách thức hơn, “cửa hẹp” hơn nếu ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ không tuân thủ ngh

Gian dối lý lịch gỗ đầu vào ở các cơ sở sản xuất tại Gia Lai

  Hàng loạt cơ sở mộc, chế biến gỗ, dăm gỗ, viên nén tại Gia Lai ra đời gây thách thức không nhỏ đến sự an toàn của rừng. >>Vỡ nợ doanh nghiệp bất động sản: Có còn "giọt nước tràn ly"? Doanh nghiệp tự lập lý lịch gỗ, cơ quan chức năng khó kiểm tra Câu chuyện diễn ra ở vùng biên giới Ia Grai mới đây khi một cơ sở kinh doanh dăm gỗ đặt trái phép ngay bìa rừng để thu mua gỗ. Ngay sau đó, vụ việc bị phanh phui thì UBND huyện Ia Grai mới có yêu cầu chủ xưởng phải khẩn trương tháo gỡ. Điều đáng nói hoạt động xây dựng nhà xưởng cùng với lắp đặt thiết bị diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị xã, huyện kiểm tra nhắc nhở. Vị trí xây dựng nhà xưởng trái phép này nằm ngay cửa rừng, khiến những cánh  rừng tự nhiên  xung quanh có nguy cơ bị xâm hại. Theo ông Ngô Khôn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Ia Pếch thông tin nhà xưởng thu mua gỗ, củi, đặt ngay cửa rừng là của Công ty lâm nghiệp Phố Núi làm chủ có địa chỉ tại phường Trà Bá thành phố Pleiku. Xe chở củi đi bán cho một doanh nghiệp

Giỗ Tổ ngành gỗ mỹ nghệ 2023

  (ĐN) - Tối 6-1, tại Khu chợ đầu mối đồ gỗ Hố Nai, Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) đăng cai tổ chức Lễ giỗ Tổ ngành nhằm lưu giữ giá trị truyền thống và tinh thần quý báu của ngành, tạo sự lan tỏa qua các thế hệ doanh nhân ngành gỗ. Nghi thức lễ Giỗ Tổ ngành gỗ Chương trình có sự phối hợp của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (Bifa), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (Fpa) và Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores). Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi và đại diện một số sở, ngành cũng đã tới dự. Năm 2022, ngành gỗ cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu. Dù vậy, kết thúc năm, doanh số xuất khẩu các mặt hàng từ gỗ và lâm sản vẫn đạt cao, cán đích 15,8 tỷ USD. Năm 2023, ngành gỗ cả nước đang tính toán để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, liên kết mạnh mẽ các hiệp hội, hội viên để phát triển, đồng thời đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường nội địa. Cùng với lễ Giỗ Tổ ngành, tại khu chợ đầu mối đồ gỗ H

Kom Tum: Xảy ra hơn 80 vụ phá rừng trong năm 2022

  (Dân trí) - Chỉ trong năm 2022, tại tỉnh Kon Tum đã xảy ra hơn 80 vụ phá rừng với 32ha rừng bị thiệt hại Ngày 5/1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum thông tin, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 83 vụ phá rừng với khối lượng vi phạm gần 420m3 gỗ các loại, diện tích thiệt hại là trên 32 ha rừng.  Nổi bật có 2 vụ phá rừng quy mô lớn. Vụ thứ nhất xảy ra tại lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H'Drai quản lý, với gần 70m3 gỗ bị thiệt hại. Liên quan vụ việc, Cơ quan công an cũng đã bắt tạm giam 2 bị can để điều tra, xử lý. Hàng trăm khối gỗ bị lâm tặc xẻ thịt trong gần một năm ở tỉnh Kon Tum (Ảnh: L.T). Vụ thứ hai xảy ra tại lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, thiệt hại 147m3 gỗ các loại. Vụ việc đã được cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ sang Công an huyện Sa Thầy xử lý theo quy định. Cơ quan công an đã bắt tạm giam 4 bị can.  Nhiều cán bộ, lãnh đạo bị xử lý kỷ luật vì để mất rừng (Ảnh: L.T). Ngoài ra, có 9 cá nhân thuộc C

Vụ người tố giác phá rừng bị hành hung: Khởi tố vụ án hình sự

  Chiều 5/1, Công an huyện Bảo Lâm cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ hành vi “Cố ý gây thương tích” theo Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Hình sự. Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại Tiểu khu 438A xã Lộc Phú Trong vụ án này, liên quan đến bị hại là ông Lê Văn Ba (52 tuổi, ngụ tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm). Ông ba là người tố giá vụ phá rừng xảy ra Tiểu khu 438A (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) vào ngày 8/7/2022. Như Báo Lâm Đồng Online đã thông tin, vào thời điểm trên, sau khi phát hiện nhiều cây thông tại Khoảnh 6, Tiểu khu 438A bị đốn hạ nên đã trình báo UBND xã Lộc Phú và Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm. Sau đó, ông Ba tới hiện trường những cây thông bị đốn hạ quay phim, chụp hình làm bằng chứng thì bị 3 người là Nguyễn Đức Dạo, Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Chung Đức tới dùng mũ cối đánh vào đầu. Rất may Công an xã Lộc Phú đã có mặt kịp thời để can ngăn và xử lý. Sau khi bị hành hung, ông Lê Văn Ba được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huy

EU cấm các sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng

  Đạo luật cấm nhập khẩu các loại hàng hoá có liên quan đến nạn phá rừng của EU đã lan tỏa sức ảnh hưởng đột phá đến toàn cầu. Các nhà lập hiến Mỹ cho biết hiện tại cường quốc này đang tiến hành đẩy nhanh việc thông qua đạo luật tương tự. Mỗi giây trôi qua, ở đâu đó trên thế giới sẽ có một khu rừng có diện tích bằng một sân bóng đá bị phá huỷ để phục vụ cho việc mở rộng nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 2024, EU áp dụng yêu cầu các công ty kinh doanh ở những khu vực có rừng bị tàn phá phải có chứng nhận rằng hàng hoá của họ không gây thiệt hại đến khu rừng.  EU cho biết các mặt hàng bị cấm nhập khẩu sẽ bao gồm: thịt bò, đậu nành, dầu cọ, cà phê, ca cao, cao su, than và giấy. Các hàng hoá nhập khẩu cần có nguồn gốc rõ ràng, tốt hơn hết là có thể xác định được nguồn gốc từ nơi xuất xứ.  Một cánh rừng bị tàn phá ở bang Mato Grosso, Brazil. Ảnh: Reuters. Từ năm 2025, EU sẽ xem xét mở rộng phạm vi áp dụng đạo luật này đối với những vùng “nhiều cây cối” khác như Cerrado (Brazil). 65% nạn phá rừng

Khởi tố vụ án người tố giác phá rừng ở Lâm Đồng bị đánh

  Xác định có dấu hiệu phạm tội khi người ghi hình hành vi phá rừng thông ở Lâm Đồng để báo cơ quan chức năng bị đánh với tỷ lệ thương tích 12%, Công an đã khởi tố vụ án để điều tra. Quyết định khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích được Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đưa ra ngày 5/1, sau khi người tố giác hành vi phá rừng bị tấn công. Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường rừng thông ở Lâm Đồng bị chặt phá, hồi tháng 7/2022. Ảnh:  V.T. Trước đó, hồi tháng 7/2022, ông Lê Văn Ba ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, phát hiện 8 cây thông ở khoảnh 6, tiểu khu 438A bị chặt phá, cắt thành 60 lóng. Xung quanh có hàng loạt cây thông nằm ngổn ngang sau khi bị đốn hạ và có 20 gốc thông chết khô.  Gần đó, ông Ba thấy nhiều người được cho liên quan tới việc phá rừng thông nên đã lấy điện thoại quay lại video, nhằm mục đích báo cơ quan chức năng. Phát hiện bị ghi hình, 3 người được cho phá rừng đã lao tới mắng chửi, cầm mũ cối vây đánh ông Ba. Kết quả giám định, ông Lê Văn Ba bị thương tích với tỷ lệ 12%

Khởi tố vụ án người tố giác phá rừng bị đánh nhập viện

  Sau khi tố giác rừng bị phá, ông Ba ra hiện trường để quay phim, chụp ảnh làm bằng chứng thì bị 3 người lao vào đánh nhập viện. Ông Lê Văn Ba bị đánh nhập viện sau khi tố giác vụ phá rừng. Ảnh: Trùng Dương. Ông Lê Văn Ba bị đánh nhập viện sau khi tố giác vụ phá rừng. Ảnh:  Trùng Dương . Chiều 5/1, Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đã khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích liên quan vụ việc người tố giác phá rừng bị đánh nứt xương cánh tay, tổn thương vùng ngực. Nạn nhân trong vụ án là ông Lê Văn Ba (52 tuổi, ngụ tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm). Ông Ba là người tố giác vụ phá rừng xảy ra tiểu khu 438A, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, vào ngày 8/7/2022. Thời điểm trên, sau khi phát hiện nhiều cây thông tại khoảnh 6, tiểu khu 438A bị đốn hạ, ông Ba đã trình báo UBND xã Lộc Phú và Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm. Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ việc. Ảnh: Trùng Dương. Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ việc. Ảnh:  Trùng Dương. Sau đó, ông Ba tới hiện trường những cây thông bị