Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Doanh nghiệp lâm nghiệp chung tay xuất khẩu viên nén

  (Chinhphu.vn) - Viên nén gỗ, chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp, nhưng giá trị xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đã đạt khoảng 568 triệu USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. 28/10/2022   18:46 Chi hội viên nén gỗ Việt Nam ra mắt ngày 28/10 - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Ngày 28/10, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đã tổ chức đại hội thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Năng ượng sinh học Phú Tài cho biết, viên nén gỗ chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn. Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 165 triệu USD vào năm 2017 lên 413 triệu USD năm 2021. Trong 10 tháng năm nay, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 568 triệu USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021. "Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ đã tăng vọt trong 10 tháng năm nay là do Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh sử dụng viên nén gỗ để sản xuất điện thay cho dầu đang tăng giá do cuộc xung đột Nga-Ukrain

Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đang chịu sức ép

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ giảm đáng kể từ đỉnh điểm của đại dịch, và rủi ro về uy tín ngày càng tăng. Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vướng mắc chứng minh nguồn gốc gỗ rừng trồng Tránh để xuất khẩu gỗ sang Mỹ thiệt đơn thiệt kép vì gian lận xuất xứ Xuất khẩu gỗ khó hoàn thành mục tiêu 16,5 tỷ USD? Việt Nam, một trong những nhà xuất khẩu gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới, đã chứng kiến ​​lượng đơn đặt hàng tăng vọt khi người mua ở nước ngoài chi tiêu để cải tạo văn phòng và bếp gia đình của họ . Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest),  xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 12,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục là nhà nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam . Sức mua giảm Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã giảm 21% từ tháng 8 đến tháng 9 năm nay, vượt mức giảm 14,6% trong tổng số lô hàng. Xuất khẩu đồ nội thất vào năm 2020 trị giá 7,3 tỷ

Thúc đẩy chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam

  Để đạt được mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lên 25 tỷ USD vào năm 2030, ngành Lâm nghiệp Việt Nam cần xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế qua đó đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp… Dự báo, đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỷ USD.. Ngày 28/10/2022, tại Bình Bương, Diễn đàn “Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam”, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng từ 3,4 tỷ USD trong năm 2010 lên đến 14,5 tỷ USD trong năm 2021, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới. ĐƯA KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LÊN 25 TỶ USD VÀO NĂM 2030 Cũng tại Diễn đàn, một phiên thảo luận cấp cao mang chủ đề "Thúc đẩy các chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam” được tổ chức trong

Xuất khẩu viên nén gỗ tăng tới 81%, Việt Nam xếp thứ 2 thế giới

  Xuất khẩu   viên nén   gỗ đang rất lạc quan dù xuất khẩu gỗ đang gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của lạm phát, xung đột chính trị tại nhiều quốc gia. Xuất khẩu viên nén gỗ đang tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu thế giới tăng. Ảnh: TL Tăng 35% về lượng và 81% về giá trị,  xuất khẩu viên nén gỗ có thể mang về trên 1 tỉ USD Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài, trong 9 tháng năm 2022 đã ghi nhận sự “bùng nổ” sản lượng và giá cả xuất khẩu  viên nén  gỗ. Nếu năm 2021, lượng viên nén gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD, thì chỉ riêng 9 tháng năm nay, xuất khẩu viên nén gỗ đạt gần 3,5 triệu tấn, với giá trị 542,3 triệu USD, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. “Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu  viên nén  gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường xuất khẩu viên nén gỗ lớn nhất của Việt Nam” – ông Phong cho hay. Thông tin về tiềm năng xuất khẩu viên

Xuất khẩu gỗ gặp nhiều thách thức lớn

  Xuất khẩu gỗ  đang đối mặt với nhiều thách thức lớn đe dọa sụt giảm các đơn hàng. Thực thi các cam kết quốc tế là giải pháp để ngành gỗ phát triển bền vững. Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT là "chìa khóa" để xuất khẩu gỗ bền vững. Ảnh: Vũ Long Nhiều thách thức lớn Bộ Thương mại Mỹ (DOC) gần đây từ chối bản giải thích của gần 40 doanh nghiệp Việt Nam về nội dung điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam, khiến không ít doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Trước tình hình này, việc thực thi pháp luật về rừng trồng và thương mại gỗ cần xúc tiến nhanh chóng hơn bao giờ hết để cứu các doanh nghiệp ngành gỗ. Với tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 14,5 tỉ USD trong năm 2021, Việt Nam trở thành nước  xuất khẩu gỗ  lớn thứ 2 tại Châu Á và thứ 5 trên thế giới. Cách đây không lâu (12.9.2022), DOC đã thông báo gia hạn lần thứ tư thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứn

Nâng cao uy tín gỗ Việt Nam bằng các chuỗi giá trị hợp pháp

  Ngành gỗ Việt Nam phải đảm bảo 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp, phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế. Xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022 đặt mục tiêu 16 tỷ USD Thương mại gỗ hợp pháp và nhận dạng gỗ EU hỗ trợ Việt Nam triển khai VPA/FLEGT Xuất khẩu gỗ hướng đến FLEGT Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề thúc đẩy “Các chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam” trong khuôn khổ Diễn đàn nhằm cung cấp cho đại biểu thông tin cụ thể về các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đang thực hiện, qua đó phát huy tinh thần “hợp tác bảo đảm gỗ hợp pháp”. Ảnh:  Nguyễn Thủy. Sáng 28/10, tại Bình Dương,  Tổng cục Lâm nghiệp  (Bộ NN-PTNT) cùng Nhóm nòng cốt đa bên thuộc khuôn khổ Hiệp định VPA FLEGT và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức Diễn đàn “Chuỗi giá trị  gỗ  hợp pháp và bền vững tại Việt Nam”.   Diễn đàn với sự tham gia của 150 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT, các Bộ ngành liên quan, Phái đoàn Liên Minh

Viên nén gỗ 'xuất khẩu bùng nổ', đặt mục tiêu thành ngành hàng tỉ đô

  Xuất khẩu viên nén gỗ  9 tháng đạt trên 542 triệu USD, các   doanh nghiệp   đã thành lập Chi hội Viên nén gỗ, thuộc Hiệp hiệp Gỗ và lâm sản Việt Nam, đặt mục tiêu xây dựng viên nén gỗ là “ngành hàng xuất khẩu tỉ đô”. Chiều 28.10, tại  Quảng Ninh ,  Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam  đã tổ chức đại hội thành lập và ra mắt Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam. Đại hội đã bầu ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty CP  năng lượng sinh học  Phú Tài, làm Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Phong được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam PHAN HẬU Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam ra đời sẽ là nơi tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén để trao đổi, kết nối, hỗ trợ nhau trong sản xuất, xuất khẩu; lắng nghe tiếng nói từ các doanh nghiệp để chung tay giải quyết bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp trong ngành viên nén, giữa các ngành sử dụng chung  gỗ rừng trồng  trong nước. Theo ông Phong, 9