Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2019

Thương hiệu của ngành gỗ trong nước hiện rất yếu

Lý giải về việc sản phẩm gỗ trong nước vẫn chưa được nhiều thị trường biết đến, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, câu chuyện thương hiệu hiện là vấn đề rất lớn đối với doanh nghiệp Việt... Thưa ông, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì ngành gỗ trong nước sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì? - Tôi cho rằng các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp cận được điều kiện thông tin, công nghệ, tiếp cận được trình độ phát triển, tiếp cận được cả dòng thuế từ EU. Quan trọng nữa, doanh nghiệp trong nước rất hào hứng sẽ học được trình độ quản trị kinh doanh, kỹ năng lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp từ thị trường EU. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, thách thức có rất nhiều. Ví dụ năm 2018, ngành gỗ trong nước tiêu dùng khoảng 42 triệu m3 gỗ, trong đó gỗ nhập khẩu là 12 triệu m3 và trong nước là 30 triệu m3. Nguồn nguyên liệu 30 triệu m3 trước đây chúng ta có rất nhiều nguồn khác nhau, nhưng nếu xuất sang EU thì 100%

Doanh nghiệp dăm gỗ Việt: Lao đao vì thị trường Trung Quốc

Đứng đầu về xuất khẩu dăm gỗ ra thế giới, nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp ngành dăm gỗ Việt gặp không ít lao đao. TS Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends) cho biết, hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thế giới, chiếm trên dưới 30% tổng cung dăm toàn cầu và nguồn cung có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với lượng nhập hàng năm lên tới 60-70% tổng lượng dăm của Việt Nam xuất khẩu đi tất cả các thị trường. vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Dăm gỗ Việt vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Lao đao vì thị trường Trung Quốc Tuy nhiên, chính việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, và để chị trường này chi phối quá nhiều khiến ngành dăm gỗ Việt đối mặt với nhiều rủi ro. Và thực tế, những năm gần đây, hầu như năm nào Trung Quốc cũng “dở trò” khiến các doanh nghiệp và người dân trồng rừng Việt Nam "dở khóc dở

Đồ gỗ nội thất, thật giả lẫn lộn

Sự đa dạng của sản phẩm đồ gỗ nội thất giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng cũng khiến người mua khó lòng phân biệt đâu là hàng xịn, đâu là hàng nhái. Ruột công nghiệp, vỏ tự nhiên Được anh bạn tên Trường (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tin tưởng về kinh nghiệm sản phẩm nội thất gỗ, nên rủ cùng đi mua sản phẩm cho bạn. Vì mới tậu được nhà mới, lại được “viện trợ” kinh tế theo kiểu “không hoàn lại” từ bố mẹ, nên Trường muốn sắm nội thất bằng gỗ tự nhiên cho sang trọng. Trường cho biết, anh đã lên mạng tìm hiểu các mẫu mã về tủ, bàn ghế tiếp khách, nội thất bếp…, nhưng bị lóa mắt. Bởi, anh không phân biệt đâu là gỗ tự nhiên, đâu là gỗ công nghiệp. Tất cả các sản phẩm có bề ngoài chẳng khác gì nhau, mẫu mã đa dạng với nhiều vân gỗ y như thật và giá thành thì cũng “xêm xêm” nhau. Được Trường tin tưởng, tôi đưa bạn đến các phố chuyên bán đồ gỗ tại Hà Nội như Đê La Thành, Thái Hà (Hà Nội), thậm chí về cả làng nghề Hữu Bằng (Thạch Thất) để tìm hiểu. Hầu hết các cửa hàng