Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2020

Tạo chuỗi liên kết của niềm tin

Thanh Hòa, một trong những nhà cung cấp gỗ nguyên liệu hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra chuỗi liên kết và thúc đẩy chuỗi liên kết ở Việt Nam với mong muốn đưa ngành gỗ Việt Nam vươn xa hơn trong thời gian tới. Dưới đây là góc nhìn của ông Trần Thiên - Giám đốc Công ty Thanh Hòa về yếu tố liên kết trong ngành gỗ Việt Nam, vấn đề không mới, nhưng rõ ràng và  Liên kết ở Việt Nam mang bản sắc văn hóa hơn là yếu tố thương mại hay kinh tế, trong ngành gỗ hiện nay, khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực về mặt bằng, chi phí… thì họ sẽ có cách giải quyết khác nhau, có một số trung tâm, chủ yếu ở phía Nam, cung cấp phôi, còn lại các nhà máy, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung, vẫn làm từ A-Z, thậm chí có nhà sản xuất còn tổ chức trồng rừng. Tại Quy Nhơn, các nhà máy vẫn phải đi mua gỗ tròn, tự sấy để chế biến sản phẩm. Tại phía Nam, một số nhà máy đi mua gỗ đã sấy về làm, còn việc xẻ, sấy là do nơi khác cung cấp. Hiện n

3 thách thức lớn của ngành lâm nghiệp

Khan hiếm nguồn nhân lực, khó mở rộng quỹ đất và áp lực chuyển đổi số được đánh giá là 3 thách thức lớn của ngành lâm nghiệp hiện nay. Nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất từ các nước vào Việt Nam. Làn sóng FDI đã góp phần khiến nhu cầu nhân công tăng lên. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy số doanh nghiệp FDI ngành gỗ đăng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2019 là 67, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD, tương đương với 216% tổng số vốn đầu tư FDI mới vào ngành trong cả năm 2018. 40% doanh nghiệp FDI khó tuyển lao động có kỹ năng dẫn đến cạnh tranh giữa các ngành. Giá nhân công tại các Khu công nghiệp hiện tăng từ 10-20%. Lương lao động gia nhập thị trường mỗi năm có xu hướng chuyển dịch ngày càng tăng nhanh. Chỉ số tăng trưởng ngành gỗ Việt Nam đã tăng 18%, đòi hỏi lượng lao động tỉ lệ thuận để duy trì tốc độ này. Tuy nhiên lượng lao động đào tạo bài bản chưa đáp ứng đúng k

Làm gì để tăng giá trị ngành sản xuất gỗ?

(Chinhphu.vn) - Tổng giá trị sản xuất gỗ nội thất của thế giới là 140 tỷ USD, trong khi giá trị hàng hóa đến tay người tiêu dùng là 450 tỷ USD. Như vậy hơn 300 tỷ USD giá trị là nằm ở các khâu thiết kế, thương hiệu, phân phối. Giá trị thương mại lớn hơn rất nhiều giá trị sản xuất. Ngành gỗ đang cần đảy mạnh việc hiết kế để tạo thương hiệu Gỗ Việt - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Theo mục tiêu đề ra đến năm 2025 xuất khẩu gỗ sẽ đạt 20 tỷ USD. Con số này là yêu cầu khá cao nhưng nhìn vào thực tế từ năm 2000 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ tăng từ 2019 triệu USD lên con số 11 tỷ USD thì con số 20 tỷ USD trong vòng 5 năm nữa không quá xa vời. Tuy nhiên, nếu vẫn dựa vào phương thức sản xuất hiện nay thì để đạt con số nêu trên đòi hỏi guồng quay của ngành gỗ phải vận động hết tốc lực và gần như không có điểm dừng. Điều đó sẽ mang đến nguy cơ cao khi một mắt xích trong chuỗi sản xuất gỗ bị chậm hoặc lỡ nhịp. Vì vậy, để đạt giá trị cao nhưng đảm bảo công suất phù hợp thì ngành gỗ cần chú tr

50 container gỗ quý bị bắt ở Sài Gòn

Hải quan phát hiện hơn 50 container gỗ quý, ước có giá hơn 10 tỷ đồng, được nhập khẩu từ châu Phi về Cảng SP-ITC, quận 9, TP HCM Lô hàng này do Công ty TNHH Inbe Á Châu, trụ sở trên đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) đứng tên mở các tờ khai nhập khẩu. Phát hiện nghi vấn, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) – Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp Cục Hải quan TP HCM kiểm tra ngày 10/1. Lô gỗ vi phạm đang được đo đạc  Trong mỗi container chứa hàng chục m3 gỗ vuông lớn. Lô hàng được khai báo là gỗ Gõ (có tên khoa học Afzeiia xylocarpa) xẻ hộp, chưa qua chế biến... Tuy nhiên, giám định cho thấy đây là Giáng hương Tây Phi - loại gỗ quý nằm trong danh mục Cites - Công ước quốc tế. Theo quy định, muốn nhập khẩu loại gỗ này phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Nhà chức trách ước tính lô gỗ này có giá hơn 10 tỷ đồng, được vận chuyển lòng vòng qua nhiều nước trước khi về Việt Nam. Doanh nghiệp sử dụng &quo

Giải bài toán nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam

VTV.vn - Tại Diễn đàn của ngành gỗ vừa được tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có yêu cầu toàn ngành cần tiếp tục bứt phá trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Công ty kiến trúc và nội thất NaNo chuyên sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu sang thị trường Mỹ, hiện họ vẫn đang khai thác nguyên liệu từ nguồn rừng trong trong nước. Tuy nhiên để tăng thêm quy mô xuất khẩu trong những năm tiếp theo, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu sẽ là khó khăn. Nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Cùng với đó, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm, gỗ còn non, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất có giá trị cao. Trong khi nguyên liệu sản xuất còn chưa đảm bảo thì nhiều nhà nhập khẩu hiện đang siết chặt hơn vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu hợp pháp và bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp kiến nghị N