Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2019

Cần sớm xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam

VTV.vn - Trong hơn 4.500 doanh nghiệp gỗ của cả nước, mới có 1 doanh nghiệp có thể tự xuất khẩu đồ gỗ nội thất mang thương hiệu riêng của Việt Nam ra nước ngoài. Trong gần 10 tỷ USD xuất khẩu của ngành gỗ, bao nhiêu % là xuất khẩu thương hiệu? Giấc mơ á quân thế giới trong 6 năm nữa của ngành này, theo nhiều chuyên gia phải là xây dựng thương hiệu. Điều này một lần nữa lại được đưa ra tại hội thảo về nâng cao năng lực thiết kế và xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức. Một chiếc ghế nếu là sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương hiệu nước ngoài chỉ có giá 5.000 đồng nhưng nếu có phần chất xám và thiết kế khi bán ra thị trường sẽ được giá gấp 3 lần. Đây là lý do để nhiều chuyên gia tại hội nghị cho rằng phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Nhưng liệu ngành gỗ Việt Nam đã đủ điều kiện để xây dựng thương hiệu hay chưa? Hay nói cách khác làm thế nào để xây dựng được thương hiệu trong khi hầu hết các doanh nghiệp hiện nay l

Quảng Bình: Gần 5m3 gỗ lậu bị phát hiện và tịch thu trong trụ sở UBND xã

Ngày 25/5, Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện Quảng Ninh thu giữ gần 5m3 gỗ lậu trong trụ sở UBND xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Trước đó, chiều ngày 23/5, khi nhận được tin báo, lực lương chức năng của tỉnh Quảng Bình đã khám xét trụ sở làm việc của Đảng ủy, UBND xã Trường Sơn và phát hiện một lượng lớn gỗ lậu được cất giấu trong các phòng làm việc. Tổng số 4,6 m3 gỗ bao gồm nhiều loại như gõ, lim, táu, trường... đã được tìm thấy. Ngay khi phát hiện vụ việc, cơ quan chức năng đã lập biên bản tịch thu lâm sản trái phép tại trụ sở xã Trường Sơn, chuyển giao tang vật cho hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh quản lý và tiếp tục điều tra để làm rõ nguồn gốc số gỗ lậu trên. Tâm Phùng

Giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ Việt

Chỉ chiếm 20% phân khúc cao cấp, nội thất Việt đang vấp phải vấn đề cạnh tranh rất lớn với nội thất nhập khẩu. Các làng nghề đang thực sự cần một giải pháp nâng giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị phần. Tiềm năng còn bỏ ngỏ Nội thất cao cấp của các biệt thự, chung cư cao cấp, resort, khách sạn 5 sao và xuất khẩu là một phân khúc rất hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, thị trường đồ gỗ nội thất cao cấp trong nước trị giá khoảng 2,5 tỷ USD với 80% nhập từ châu Âu và sản xuất nội địa chỉ chiếm 20%. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại của 300 làng nghề mộc truyền thống của Việt Nam. Các chuyên gia nhận định có hai nguyên nhân chính dẫn tới sự thiếu tính cạnh tranh của nội thất Việt. Thứ nhất, các đơn vị chế biến gỗ hiện nay trên cả nước chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, lại tập trung dưới hình thức kinh doanh hộ gia đình là chính. Vì vậy các sản phẩm gỗ trang trí khi đưa ra thị trường có chất lượ

Định hình “gu” nội thất Việt

Trong nội thất, "gu" hàm nghĩa là sự tổng hòa của các yếu tố văn hóa cùng cái tôi của chủ nhân công trình, được tái hiện bằng bàn tay của kiến trúc sư và các nhà sản xuất. Tuy vậy, với các diễn giả của talk show "Sống có gu" diễn ra trong khuôn khổ triển lãm nội thất VIFA GU, gu Việt vẫn là một phạm trù đang trong quá trình thai nghén và định hình. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, phong cách nội thất Việt không phải là "ăn mày quá khứ", trở về với lối sắp đặt và những gam màu của thời đại đã qua. Ông cho rằng nhiều người vẫn đang hiểu sai về "phong cách Việt Nam" và đánh đồng nó với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từ đó dẫn tới lối tư duy bài xích những giá trị tích cực có nguồn gốc ngoại quốc. (HAWA) bàn luận cùng nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, ông Lý Quí Trung - CEO tập đoàn nội thất AKA Furniture và KTS Nguyễn Văn Tất - tổng biên tập tạp chí Nhà Đẹp tại cuộc tọa đàm "Sống có gu". Ảnh: Giang Lê. "Chúng ta trước giờ

Xuất khẩu đồ gỗ: Phải thích ứng với những thay đổi từ thị trường Mỹ

Chưa có đánh giá tác động đến gỗ và đồ gỗ từ việc Mỹ áp mức thuế quan mới lên nhiều mặt hàng của Trung Quốc, song các nhà phân tích khuyến cáo, từ tháng tới, doanh nghiệp cần phát triển mạnh đồ gỗ có chứng nhận và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu. Xuất khẩu đồ gỗ: Phải thích ứng với những thay đổi từ thị trường Mỹ Đến nay, Mỹ vẫn tiếp tục là một trong 4 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,5% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ trong 5 tháng đầu năm 2018. Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) - ông Nguyễn Quốc Khanh cho đây là "con số khiêm tốn". Ông tin rằng, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ trong tương lai gần sẽ rất khác nếu doanh nghiệp trong nước chịu đầu tư. Thị trường khởi sắc cùng giá trị đồng đô la Mỹ đang trong xu hướng tăng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng sản xuất và xuất khẩu. Số liệu từ các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2018 đã đạt 1,