Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: Bảo tồn nguyên vẹn sinh cảnh tự nhiên, độc đáo của hệ sinh thái rừng

  Khu bảo tồn nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên duyên hải Nam Trung bộ thuộc vùng sinh thái được xếp hạng ưu tiên bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, nhất là các loài thú móng guốc cỡ lớn, đặc biệt quý hiếm phân bổ tập trung của Việt Nam hiện nay, như bò rừng, bò tót đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao; góp phần duy trì, bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái, phát huy vai trò giữ, điều tiết nguồn nước cho lưu vực đầu nguồn. Bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất Việt Nam Ninh Bình: Chung tay phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học Phục hồi sinh cảnh rừng trong vùng lõi của Khu Bảo tồn Láng Sen Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô bị "lâm tặc" tấn công Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô Khu bảo tồn thiên nhiên EaSô có quy mô 26.848,2 ha được phân thành 3 phân khu chức năng: Khu dịch vụ hành chính sản xuất, khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phía Bắc giáp tỉnh Gia lai, phía Đông giáp tỉnh Ph

Nỗ lực giữ “lá phổi” xanh cho Tây Nguyên

  Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được ví như “lá phổi” xanh của Tây Nguyên. Trong những tháng mùa khô hiện nay, nhất là trong dịp Tết vừa qua, các cán bộ, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô xuyên Tết bám địa bàn, ngày đêm xuyên rừng, vượt núi, băng sông để quản lý, bảo vệ những diện tích rừng và động vật rừng quý hiếm ở đây. Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích 26.800 ha nằm trải dài trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Trong những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã nỗ lực bảo tồn nguyên vẹn sinh cảnh tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái rừng nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đại ngàn Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng sinh thái được xếp hạng ưu tiên bảo tồn; bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng đặc hữu quý hiếm, nhất là các loài thú móng guốc cỡ lớn đặc biệt quý hiếm phân bổ tập trung nhất của Việt Nam hiện nay như bò rừng, bò tót… đang có nguy cơ bị

Đồ nội thất là nhóm hàng chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu năm 2021

  (Xây dựng) – Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, đồ nội thất là nhóm hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2021. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 9,99 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2020. Ảnh minh họa (nguồn Internet). Theo đó, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý IV/2021 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 27,4% so với quý trước đó, giảm 4,3% so với quý IV/2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ trong quý IV/2021 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 31,9 so với quý III/2021, giảm 16,4% so với quý IV/2020. Luỹ kế trong năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 11,07 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2020. Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong quý III/2021, bức tranh ngành Gỗ trở nên ảm đạm khi chịu tác động của dịch Covid-19. Việc chậm trễ trong giao hàng cho đối tác, kim ngạch xuất khẩu lao dốc, tại thời điểm này ngành gỗ gần như khó đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp

Rừng đặc dụng bị phá ở Đắk Lắk: Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo số gỗ thất thoát

  Đắk Lắk   - Chính quyền tỉnh sẽ làm rõ số gỗ đã "thất lạc" sau khi Ban Quản lý dự án 46 phá 15ha rừng đặc dụng (vườn Quốc gia Chư Yang Sin) làm đường Trường Sơn Đông để xử lý theo đúng quy định. Hiện trường vụ phá rừng đặc dụng trái pháp luật trong quá trình xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua xã Bông Krang (huyện Lắk thuộc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: T.X Ngày 15.2, trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh  Đắk Lắk  thông tin, đã gửi 2 văn bản ra trung ương, yêu cầu Ban Quản lý dự án 46 (Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng) vào làm việc với tỉnh để làm rõ vụ 15ha đặc dụng bị tàn phá trái pháp luật trong quá trình thi công gói thầu D41 (Km618+00 – Km626+00) thuộc Dự án đường Trường Sơn Đông (đoạn đi qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đơn vị trên vẫn chưa vào Đắk Lắk để làm việc. "Tuần này dự kiến, đại diện Bộ Quốc phòng và chủ đầu tư sẽ vào Đắk Lắk giải trình rõ vụ việc n

Nguy cơ rừng bị phá do thiếu kinh phí khoán bảo vệ

  Hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên có diện tích rừng tự nhiên lên tới gần 350 nghìn ha, trong đó, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng sản xuất quy hoạch là rừng tự nhiên. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, nhưng thời gian qua, tình trạng phá rừng tự nhiên ở hai tỉnh này vẫn diễn ra. Hiện trường vụ phá rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do lợi nhuận từ trồng rừng mới lớn hơn so với nhận khoán bảo vệ, trong khi đó, kinh phí chi trả khoán bảo vệ quá thấp không tương xứng với công sức người dân bỏ ra. Nhức nhối phá rừng Từ ngày 13 đến  18/1/2022, Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) phát hiện tại 16 lô rừng với diện tích hơn 57 ha thuộc địa phận các thôn Phiêng Lằm và Bản Nhài, xã Bản Thi bị phá trái phép. Tổng cộng đã có 122 cây gỗ tự nhiên bị đốn hạ với khối lượng hơn 31 m3, đã vận chuyển đi hơn 22 m3. Tại hiện trường, có 27 gốc cây bị chặt có đường kí

Phải xử nghiêm vụ phá trắng 15 hecta rừng đặc dụng ở Đắk Lắk

  Báo Lao Động ngày 11.2 đăng bài: "Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc vụ hơn chục hecta rừng đặc dụng bị tàn phá", phản ánh một vụ phá rừng đang gây bức xúc không chỉ tại địa phương này. Một cánh rừng bị san phẳng Ảnh: TX Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk phát hiện nhiều phương tiện cơ giới đang san ủi trên diện tích hơn 15ha rừng đặc dụng thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (địa phận huyện Lắk) để làm đường Trường Sơn Đông.  San ủi rừng có hợp pháp hay không? Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk,  việc thi công đường Trường Sơn Đông trên đất rừng - đoạn qua Đắk Lắk - chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Diện tích rừng bị phá trái pháp luật trong quá trình xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua xã Bông Krang (huyện Lắk thuộc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin) là 15,45ha tại khoảnh 9 tiểu khu 1383 và các khoảnh 1, 2, 5, 6 tiểu khu 1402. Trong đó, diện tích đo đếm được là khoảng 12,45ha và diện tích ước lượng (taluy) khoảng 3h

Chiêm ngưỡng rừng sến lớn nhất Đông Nam Á

  (Dân trí) - Với diện tích rộng hơn 500 ha, rừng sến Tam Quy (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) được xem là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á. Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có nhiều cây sến tuổi đời cả trăm năm, với đường kính thân rộng hàng chục cm. Theo ông Nguyễn Văn Chương, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy, trước đây, khu rừng chỉ rộng khoảng 350 ha, nhưng đến nay, nhờ công tác bảo vệ và hạt sến phát tán nên khu rừng đã mở rộng lên gần 520 ha. Đây được xem là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á. Rừng sến Tam Quy là khu bảo tồn sến duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á. Loại sến tại đây là sến mật (thân gỗ lớn) có tên khoa học là Madhuca pasquieri thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae). Hiện nay, loài sến này phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Theo ông Chương, sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, g

Trồng rừng và văn hóa tiêu dùng đồ gỗ

  Lại một “mùa xuân là Tết trồng cây” đã đến. Khắp các địa phương miền Bắc và miền Trung náo nức ra quân. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì chuẩn bị cho mùa trồng mới đầu mùa mưa. Quả là vui như “ Tết trồng cây ”, nhưng có ai không biết, để cho cây lên xanh thành vườn, thành rừng là bao tháng ngày mồ hôi, công sức. Và có ai không đau xót khi được chứng kiến, được biết đến nhiều cánh rừng nguyên sinh cực kỳ quý giá còn lại vẫn bị chặt hạ, tàn phá. Và cả máu đã đổ để giữ rừng. Cán bộ, chiến sĩ Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hưởng ứng Tết trồng cây. Ảnh: Việt Hà  Văn hóa trồng cây phải gắn với văn hóa bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng. Văn hóa sống xanh có thể ví trồng cây, sống xanh là gốc, tiêu dùng xanh là ngọn. Có một thực tế nghịch lý là trong khi gian nan, vất vả gây rừng, bảo vệ rừng thì trong vai người tiêu dùng vẫn luôn có những bộ phận người dân lại ưa thích, săn tìm các sản phẩm từ gỗ quý, gỗ tự nhiên. Trong khi văn hóa trồng rừng theo thời gian ngày càng được nâng cấp. Giờ

Phát động Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ tại Khu di tích K9 - Đá Chông

  Sáng 11/2, tại Khu di tích K9 - Đá Chông, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022.  Lãnh đạo Ban Quản lý Lăng và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây tại Khu di tích K9, sáng 11/2. Ảnh: Nguyễn Minh Dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Bùi Hải Sơn, Quyền trưởng Ban Quản lý Lăng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh (BTL) Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ phát động có sự tham dự của Đại tá Đinh Quốc Hùng, Bí thư Đảng ủy Đoàn 969, Chính ủy BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lãnh đạo, đại biểu Ban Quản lý Lăng, BTL Bảo vệ Lăng; đại biểu cấp ủy, chính quyền, nhân dân các xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ (huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội) và xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tại lễ phát động, Thiếu tướng Bùi Hải Sơn cho biết, Khu di tích K9 là khu rừng đặc dụng, trải dài trên diện tích 234 héc ta. Trong 5 năm trở lại đây (2015-2020), tại khu vực này đã trồng mới 47,21 héc ta, với hơn 34.785 các loại cây xanh