Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2019

Ngành gỗ 'lên đời'

Vừa mở rộng nhà máy vừa xây mới xưởng sản xuất khiến nhu cầu trang bị thêm máy móc của doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh trong ba năm trở lại đây. Với tỉ lệ tăng trưởng thiết bị của DN bình quân lên đến 18%/năm, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn cho ngành chế tạo máy thế giới. Tăng lượng lẫn chất Cuối năm 2018, Scansia Pacific bắt đầu mở rộng đầu tư với số vốn lên tới vài triệu USD. Tương tự, Công ty CP Kiến trúc xây dựng AA cũng nhập về một dây chuyền máy chế biến gỗ có giá lên tới hơn 1 triệu USD nhằm đáp ứng các đơn hàng mang tính công nghiệp cao. Công ty Hố Nai vừa xây xưởng mới, vừa trang bị thêm những dây chuyền máy hiện đại. “Đây chỉ là những cái tên tiêu biểu, nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ ngành chế biến gỗ tăng rất cao trong thời gian qua”, ông Nguyễn Duy Toàn, Giám đốc công nghệ Công ty Hồng Ký nhận xét. Theo số liệu nghiên cứu thị trường từ công ty chế tạo máy này, kể từ năm 2018, do nhiều đơn đặt hàng đồ gỗ xuất khẩu được c

Quy định về FLEGT và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ trong thực thi Hiệp định EVFTA

Bài viết giới thiệu một số nội dung trong Hiệp định EVFTA có liên quan đến hoạt động xuất khẩu gỗ và các chế phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường châu Âu nói chung và một số yêu cầu đặt ra khi thực thi FLEGT-VPA đối với các hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam nói riêng. Trong lộ trình đàm phán và đi tới ký kết chính thức của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT-VPA) cũng đã chính thức được ký kết vào ngày 19/10/2018 (chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019). Cam kết đảm bảo sự phát triển bền vững trong quản lý lâm nghiệp và thương mại gỗ Việc đàm phán, thông qua và thực thi Hiệp định FLEGT-VPA có ý nghĩa rất lớn trong việc bổ sung cho EVFTA khi triển khai thực thi các cam kết về thương mại và phát triển bền vững. Các quy định về Luật Lâm nghiệp, quản lý rừng và buôn bán gỗ (FLEGT) đạt được trong FLEGT-VPA sẽ đảm bảo gỗ và

Để không “sập bẫy”

(HNM) - Thời gian qua, không ít doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo, mất vốn khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu gỗ, sắt phế liệu… với các đối tác nước ngoài. Theo khuyến cáo của các thương vụ Việt Nam tại Nigeria, Hà Lan (Bộ Công Thương), các đối tượng lừa đảo thường chào giá xuất khẩu hàng hóa thấp hơn thị trường để tạo ảo tưởng sẽ có lợi nhuận cao nếu nhập khẩu hàng của họ. Sau đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt chuyển tiền đặt cọc 20-30% giá trị hợp đồng mới chịu giao hàng, nhưng khi nhận được tiền các đối tượng này không thực hiện chuyển hàng như đã giao hẹn. Ngoài ra, một số đối tượng còn lừa đảo theo phương thức ký 5-10 hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện giao 1-2 hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng tốt, tạo sự tin tưởng. Vậy nhưng, từ hợp đồng thứ ba, đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc 30-50% trị giá hợp đồng rồi sau đó mất hút. Theo Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), việc Việt Nam tham gia hàng loạt

Trung Quốc xuất khẩu lượng lớn gỗ vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp cảnh báo

Trong hơn 1,44 tỷ USD giá trị gỗ nhập khẩu về Việt Nam, giá trị nhập mặt hàng này từ Trung Quốc đạt 295 triệu USD, chiếm hơn 20,5% thị phần và là nhà cung cấp gỗ lớn nhất cho Việt Nam. Đây là thông tin được Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong báo cáo thị trường nông sản tháng 7/2019. Trung Quốc xuất khẩu lượng lớn gỗ vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp cảnh báo - 1Nhấn để phóng to ảnh Việt Nam nhập khẩu gỗ lớn nhất từ Trung Quốc Theo đó, Việt Nam phải nhập hơn 1,44 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ từ các nước. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc về Việt Nam đạt hơn 20,5%, lớn nhất. Các thị trường có giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng mạnh là: Italy (tăng 69,2%), Lào (tăng 47,6%) và Trung Quốc (tăng 12,7%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm mạnh nhất là Campuchia (giảm 62,3%). Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam đạt hơn 5,66 tỷ USD tron