Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

Mường Tè (Lai Châu) động lực để gắn bó với rừng

  (TN&MT) - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) những năm qua đã phát huy hiệu quả thiết thực, là động lực để người dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Được hưởng lợi từ DVMTR người dân có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Huyện Mường Tè có tổng diện tích tự nhiên gần 268.000ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên lên đến hơn 175.000ha. Đây cũng là huyện dẫn đầu tỉnh Lai Châu về diện tích rừng. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện Mường Tè đạt hơn 65,08%. Những năm qua, chính sách chi trả DVMTR đã có tác động tích cực đến cuộc sống người dân trên địa bàn huyện Mường Tè, khi ý thức về việc bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được nâng cao, nhờ đó mà nhiều diện tích rừng được trồng mới, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Trong hai năm 2020 – 2021, người dân huyện Mường Tè được hưởng gần 300 tỷ đồng tiền DVMTR. Đây là nguồn thu nhập ổn định, bền vững đối với Nhân

Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

 Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm Mặc dù được giao rừng, đất quy hoạch rừng phòng hộ với diện tích lớn nhưng Công ty Phú Gia Phát chưa lập hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê đất rừng theo quy định; chưa ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định thu hồi gần 1.800 ha đất đã giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát (gọi tắt là Công ty Phú Gia Phát-Thành phố Hồ Chí Minh). Diện tích trên được giao cho công ty Phú Gia Phát từ ngày 3/6/2016 để thực hiện dự án quản lý, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ tại huyện Krông Nô. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông giao Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sở hữu nhà và tài sản trên đất đã cấp cho Công ty Phú Gia Phát, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rà soát hiện trạng đất đai, tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh bàn giao diện tích đất có rừng cho Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Na

Núp bóng nhà chùa để “xẻ thịt” rừng phòng hộ ở Phú Quốc

  (NLĐO) - Vụ việc đã được Vườn Quốc gia Phú Quốc kiểm tra phát hiện hơn 1 năm nay nhưng chưa được xử lý rốt ráo Ngày 25-5, phóng viên Báo  Người Lao Động  có mặt tại chùa Chuông Am (tọa lạc khu phố 10, đường Nguyễn Trung Trực, phường Dương Đông, TP  Phú Quốc ) để ghi nhận sự việc phá rừng phòng hộ theo phản ánh của người dân. Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị san thành mặt bằng Tại khu đất rộng gần 4 ha thuộc đất rừng phòng hộ do Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc quản lý, nhiều diện tích đất rừng bị san phẳng thành những mặt bằng rộng; đồi núi cũng có dấu hiệu bị đào bới nham nhở. Trên phần đất rừng bị phá xuất hiện vài công trình bê tông. Chỗ rừng bị phá chỉ cách Hạt Kiểm lâm TP Phú Quốc vài trăm mét và nằm sát mặt tiền đường Nguyễn Trung Trực. Cơ quan chức năng từng lập biên bản đối với ông Lâm Việt Hải do bao chiếm đất rừng phòng hộ và xây dựng công trình trên đất rừng Liên quan khu đất này, trước đó, vào tháng 11-2021, nhiều người dân đã có đơn tố giác ông Lâm Việt Hải (tức Thượng tọa T

Gia Lai: Quản lý, ngăn chặn phá rừng tại xã Ia Mơ còn nhiều khó khăn

  Dù được các cấp thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông vẫn từng ngày diễn ra. Những năm gần đây, theo ghi nhận của PV, tình trạng xâm lấn rừng, canh tác trên đất lâm nghiệp có rừng, phá rừng làm nương rẫy… vẫn liên tiếp diễn ra trên địa bàn xã Ia Mơ và một số khu vực lân cận. Nhiều khu vực cây rừng bị đốn hạ nằm la liệt khắp nơi, gốc bị đốt cháy nhằm che lấp dấu vết. Các nơi sau khi cây rừng bị cưa phá lập tức được các đối tượng trồng xen các loại cây như: mì, điều; có khu vực được san ủi với diện tích lớn để làm hẳn trang trại trồng chuối, kéo điện cao áp… Ghi nhận mới đây, ngoài khu vực kênh đông liên tiếp bị các đối tượng tìm cách xâm lấn, phá rừng thì tại vị trí đất lâm nghiệp (cách UBND xã Ia Mơ khoảng 8km về hướng Đông Bắc) đang diễn ra hoạt động mua gom đất, cưa hạ cây rừng và san ủi, cày xới trái quy định. Nhiều cây rừng tiếp tục bị cưa hạ, đốt gốc để xâm lấn đất rừng làm nông nghiệp vẫn diễn r

Khi rừng đã thưa và cây lớn bị xoá sổ

  Diện tích rừng tại một số địa phương đang có nguy cơ suy giảm cả về diện tích và mật độ, do người dân phá, xâm lấn rừng và công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt. Đảng viên cầm đầu vụ phá rừng Mặc dù là đảng viên nhưng Đinh A Hyót không gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian 3 ngày (từ ngày 5/10 đến ngày 7/10/2022), ông Đinh A Hyót với vai trò là người cầm đầu, khởi xướng và trực tiếp chặt hạ trái phép 2 cây gỗ Sp5 tại lô 5, khoảnh 5 và lô 4, khoảnh 6, Tiểu khu 76 (thuộc rừng đặc dụng, lâm phần do Ban quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh quản lý) gây thiệt hại 15,792m3 gỗ tròn. Một vụ khai thác lâm sản trái phép ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Sau đó, ông Đinh A Hyót bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang quyết định khởi tố bị can và đề nghị truy tố về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Theo Ủy ban kiểm tra Huyện uỷ Kbang, ông Đinh A Hyót đã vi phạm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về

Ngành cao su phát triển bền vững Con đường tất yếu, bắt buộc trong thương mại quốc tế

  Phát triển bền vững là con đường tất yếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), đó là chia sẻ của ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG. Quản lý rừng bền vững để đón đầu thị trường Xanh - sạch - đẹp: Tốt môi trường, giảm chi phí ‘Mua láng giềng gần’ để phát triển bền vững Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chứng nhận doanh nghiệp bền vững Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ảnh:  Thanh Sơn . Thưa ông, lý do nào đã thúc đẩy Tập đoàn đi vào phát triển bền vững? Trong những năm trở lại đây,  phát triển bền vững  đã được nhận thức là con đường tất yếu của nhân loại, của Việt Nam nói chung và của ngành cao su nói riêng. Phát triển bền vững cũng là sự lựa chọn tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày càng được đề cao, không chỉ dừng ở các khuyến nghị mà đã trở thành các yêu cầu bắt buộ