Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Muôn kiểu phá rừng - Bài 3: Nhùng nhằng chuyển giao dự án

Thời gian qua, nhiều tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đã ồ ạt giao rừng, đất rừng cho doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất, du lịch dưới tán rừng, kết hợp trồng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hàng loạt dự án trong số đó không những không trồng rừng, bảo vệ rừng mà còn để mất rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Tin liên quan Muôn kiểu phá rừng - Bài 2: Cổ thụ về xuôi, rừng chảy máu Muôn kiểu phá rừng - Bài 1: Rừng bị rỗng ruột Không có biện pháp ngăn chặn tình trạng lấn chiếm Tại Lâm Đồng, hàng chục dự án được giao cho doanh nghiệp (DN) thực hiện các tổ hợp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, chăn nuôi, trồng trọt kết hợp trồng rừng, nhưng hiệu quả thực sự chưa đáng kể mà diện tích rừng bị mất liên tục tăng theo các năm. Công ty CP Đạ Sar được UBND tỉnh Lâm Đồng giao hơn 116,5ha đất rừng để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái thác Đạ Sar. Tuy nhiên, sau khi nhận đất, nhận rừng, hạng mục đầu tư du lịch chưa thấy, nhưng rừng liên tục bị mất. Đến nay, trong tổng số đất rừng được giao đã bị mất

Muôn kiểu phá rừng - Bài 2: Cổ thụ về xuôi, rừng chảy máu

  Vài năm trở lại đây, ở nước ta rộ lên thú chơi cây cảnh cổ thụ được khai thác từ rừng. Ban đầu, đây chỉ là trào lưu nhỏ lẻ của một bộ phận người đam mê cây cảnh, nhưng dần dần nó đã lan rộng trở thành “cơn lốc” triệt hạ, cưỡng bức cây rừng ở khu vực Tây Nguyên - Nam Trung bộ.  Tin liên quan Muôn kiểu phá rừng - Bài 3: Nhùng nhằng chuyển giao dự án Muôn kiểu phá rừng - Bài 1: Rừng bị rỗng ruột Những cuộc đào bới, triệt hạ cây rừng bắt đầu từ nương rẫy, dần tấn công cả vào rừng phòng hộ. Rừng bị tàn sát khiến lũ lụt gia tăng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại kêu khó vì pháp luật còn nhiều kẽ hở. Rầm rộ vào rừng săn cổ thụ Nhờ sự giúp đỡ của một “thổ địa” ở xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), chúng tôi được anh K., một thợ săn cây nghiệp dư xứ Đồng Phó, Tây Giang nhận lời đưa đi thâm nhập vào giới săn, buôn cây rừng làm cảnh. Anh K. cho biết, “phường săn” bonsai rừng ở xứ Đồng Phó này chủ yếu cung ứng hàng giá bình dân cho đầu nậu ở vùng An Nhơn, Phù Cát, Quy Nhơn (tỉnh

‘Chúng ta chưa có tư duy về tuần hoàn trồng và bảo vệ rừng’

  (PLO)- “Chúng ta chưa có tư duy về tuần hoàn trồng và bảo vệ rừng nên mới dẫn đến chuyện chúng ta phá rừng, làm thủy điện sai nên mới dẫn đến những chuyện đau thương như vừa qua” - GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân nói. TIN LIÊN QUAN Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm động lực vùng ĐBSCL Cần Thơ là trung tâm vùng nhưng không phải cái gì cũng số 1 Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn đầu tiên ra đời  Phân loại rác thải tại nguồn được đưa vào luật  Làm sao để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn? Ngày 10-11,  Tạp chí Cộng sản  phối hợp với Thành ủy Cần Thơ tổ chức  Hội thảo khoa học  “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở các tỉnh thành phía Nam – Vấn đề và giải pháp”. Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nhân… quan tâm đến lĩnh vực này. Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM Theo Bí thư  Thành ủy Cần Thơ  Lê Quang Mạnh, trước những tác động từ tình trạng gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu

Rừng ở Đắk Glong bị tàn phá, lỗi do Huyện ủy thiếu quyết liệt

  (VTC News) - Sự thiếu quyết liệt của Huyện ủy Đắk Glong (Đắk Nông) trong công tác bảo vệ rừng dẫn đến tình trạng rừng dọc quốc lộ 28 bị tàn phá, người dân tự ý mua bán đất rừng. Đầu độc 10 ha rừng thông, 7 bị cáo lĩnh án tù Chủ tịch xã nhận 350 triệu đồng 'bảo kê' phá rừng thông cộng đồng ở Đắk Nông Video: Rừng thông ven quốc lộ 28 ở Đắk Nông bị tàn phá nặng nề Volume 90%   Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành  kết luận kiểm tra  đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đất đai và quản lý bảo vệ rừng dọc quốc lộ 28 đoạn qua xã Đắk Ha và xã Quảng Sơn. Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong chưa quyết liệt trong công tác này, để  rừng bị phá  với diện tích lớn mà không có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh ủy yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong tăng cường sự lãnh đạo, sử dụng đất gắn với quản lý dân cư; lãnh đạo cấp ủy

Đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh của Thủ tướng: Cần làm ngay

  Đừng nói nhiều nữa, hãy bắt tay hành động, và đưa ra chỉ tiêu cụ thể như đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới.     Trong phần trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội sáng nay 10.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong nhiều giải pháp chống thiên tai, cần có một giải pháp trồng 1 tỉ cây xanh. Và tất nhiên, lời Thủ tướng luôn "nặng như núi", có nghĩa là bắt tay vào hành động. Vấn đề là ở chỗ, làm cách nào để hiện thực hóa đề xuất của Thủ tướng và phải có hiệu quả. Cây xanh phải được trồng, bù vào những cánh rừng đã mất đi, phủ xanh lại những đồi trọc. Và xin lưu ý, trồng cây xanh như một phần phục hồi rừng làm lá chắn chống lũ lụt, không phải trồng cây kiểng, không phải trồng cây làm kinh tế. Những rừng keo, rừng tràm, rừng cao su, rừng bạch đàn giúp cải thiện đời sống, nhưng không thể ngăn cản được những những lũ ống, lũ quét như rừng tự nhiên. Trồng cây để phục hồi được diện tích rừng đã mất, đó mới là kế lâu dài. Cho nên, chiến