Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Có tín hiệu gian lận thương mại trong ngành gỗ tại Việt Nam

Kinhtedothi - “Bức tranh về hiện trạng đầu tư và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khối FDI cho thấy một số tín hiệu về gian lận thương mại đối với một số doanh nghiệp trong khối này” – đây là nhận định được Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đề cập tới trong báo cáo vừa được công bố. Các dự án đầu tư FDI mới tăng rất nhanh, tập trung vào mảng chế biến gỗ và sản xuất các loại ván nhân tạo. Nguồn đầu tư mới chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Số lượt mở rộng vốn cũng như các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra sôi động, với Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu. Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI tăng mạnh, đặc biệt sang thị trường Mỹ, với các mặt hàng là ván và ghế ngồi là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tốc độ mở rộng kim ngạch cao, chủ yếu từ các doanh nghiệp khối châu Á, dẫn đầu là FDI Trung Quốc. Trong khi đó, nhập khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu từ khối FDI, đặc biệt đối với các loại mặt hàng thuộc nhóm ván nhân tạo và ghế ngồi, có nguồn g

Đề xuất xây dựng khu công nghiệp riêng cho ngành gỗ

Là địa phương đóng góp vào tỉ trọng xuất khẩu gỗ lớn thứ hai cả nước, song theo Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa), hiện các doanh nghiệp (DN) trong ngành đang rất thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất. Các doanh nghiệp ngành gỗ kiến nghị xây dựng khu công nghiệp tập trung cho ngành. Ảnh: Văn Gia Các doanh nghiệp ngành gỗ kiến nghị xây dựng khu công nghiệp tập trung cho ngành. Ảnh: Văn Gia Mong muốn của hiệp hội và các thành viên trong thời gian tới là Chính phủ cùng tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, quy hoạch một khu công nghiệp (KCN) chuyên ngành dành riêng cho ngành gỗ với diện tích 350ha trở lên. Không những vậy, với phương châm “kéo thế giới gỗ về Đồng Nai”, hiệp hội cũng đang mong muốn xây dựng một khu vực triển lãm, phân phối gỗ lớn cho cả nước và các nước trong khu vực nhằm khẳng định vị thế của ngành gỗ Việt Nam. * “Khát” mặt bằng sản xuất Mới đây, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Công Tuấn đã làm việc với Dowa và các DN

Sắm hồ sơ giả vận chuyển gỗ qua mặt công an

  Sáng 27.2, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với Công an huyện Ea H’Leo điều tra, xử lý vụ dùng hồ sơ giả vận chuyển hơn 21m3 gỗ. Thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ sáng 26.2, tại đoạn đường liên xã thuộc địa phận thôn 3, xã Ea Ral (huyện Ea H'leo), tổ công tác Phòng PC03 phát hiện chiếc ô tô chở lâm sản có dấu hiệu nghi vấn. Tại thời điểm kiểm tra, xe ô tô mang BKS 77C - 068.57 do tài xế Nguyễn Đức Sơn (SN 1989, trú xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo) xuất trình cho tổ công tác 1 bộ hồ sơ gồm để chứng minh nguồn gốc của của số lâm sản được vận chuyển. Bộ hồ sơ này có xác nhận của UBND xã Chư Hreng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Hơn 21m3 gỗ được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: LX Hơn 21m3 gỗ được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: LX  Tuy nhiên, qua đấu tranh, Sơn thừa nhận số gỗ trên phương tiện được bốc từ xã Ea Wy, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk chứ  không phải từ TP. Kon Tum như hồ sơ. Bước đầu Sơn khai nhận được một người đàn ông (chưa rõ lai lịch) giao cho

Đột phá tăng trưởng ngành gỗ - Bài cuối : Tháo gỡ nút thắt

Muốn thực hiện được chỉ tiêu nâng cao kim ngạch xuất khẩu gỗ trong ngắn hạn hay phát triển bền vững trong tương lai điều đầu tiên là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển bền vững dựa trên gia tăng giá trị thặng dư thật sự chứ không đơn thuần là mở rộng gia công, ngành chế biến gỗ phải nhanh chóng thay đổi chiến lược phát triển, bắt đầu từ việc tháo gỡ các nút thắt về nguồn nhân lực và liên kết chuỗi trong sản xuất – chế biến – thương mại. *Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, nguồn lực con người là “yết hầu của ngành gỗ”. Trình độ của lao động không chỉ tác động đến năng suất của khâu sản xuất, chế biến mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định giá trị thương mại của sản phẩm. Sản xuất, chế biến gỗ tại Công ty TNHH khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN Chính vì vậy, muốn thực hiện được chỉ tiêu nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong ngắn hạn hay phát triển

Đột phá tăng trưởng ngành gỗ - Bài 2: Không ít thách thức

Nhiều doanh nghiệp trong ngành cho biết thách thức lớn nhất đang đặt ra cho ngành chế biến gỗ là nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác. Công ty TNHH Tài Phước (Bình Định) mỗi năm sản xuất và xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Trung Quốc hơn 3.000m3 gỗ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN Lợi thế và tiềm năng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ, nội thất đã được khẳng định, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong ngành cho biết thách thức lớn nhất đang đặt ra cho ngành chế biến gỗ là nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác. Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng nguồn nguyên liệu và chuỗi liên kết cũng là những “nút thắt” cần được tháo gỡ. Khan hiếm nguồn nhân lực Trong vài năm trở lại đây cùng với mức tăng trưởng “nóng”, ngành chế biến gỗ đang đối mặt với thách thức lớn về nguồn nhân lực, bao gồm cả lao động phổ thông lẫn đội ngũ kỹ sư. Chia sẻ về thực trạng trên, ông Lê Xuân Quân, Tổng giám đốc Công ty

Đột phá tăng trưởng ngành gỗ - Bài 1: Dư địa lớn

Ngành chế biến gỗ và nội thất đặt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 và xa hơn là trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ lớn của thế giới. Thế nhưng ngoài những lợi thế sẵn có, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với không ít thách thức về nguồn nguyên liệu, nhân lực cũng như liên kết chuỗi giá trị một cách chặt chẽ Để tạo được sự tăng trưởng đột phá về giá trị và phát triển bền vững, ngành gỗ cần có chiến lược giải quyết từ gốc các nút thắt trên với sự tham gia tích cực từ các nhân tố trong chuỗi cung ứng. Bài 1: Dư địa lớn Năm 2019 vừa qua, trong khi nhiều mặt hàng nông thủy sản gặp khó khăn trong xuất khẩu thì gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trên 18%/năm và trở thành một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, ngành chế biến gỗ và nội thất được dự báo sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Lợi thế sản xuất và tiêu dùng trong nước

Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020

Hội thảo  được tổ chức vào ngày 28/2/2020 (Thứ sáu) từ 8:00 – 12:00 tại Ks Melia, Hà Nội, cung cấp các thông tin về thực trạng ngành gỗ năm 2019, đánh giá cơ hội, rủi ro và dự báo thay đổi về các hoạt động xuất nhập khẩu của ngành năm 2020 trước bối cảnh thị trường biến động, dịch COVID 19,. Năm 2019 là 1 năm thành công của ngành gỗ Việt Nam, khi giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 11,31 tỷ USD, tạo sức hút đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời năm 2019 cũng chứng kiến sự cởi mở trong cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Các cơ chế kiểm soát rủi ro về tính hợp pháp trong nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu và gian lận thương mại được tăng cường.  Đầu năm 2020 có một số tín hiệu cho thấy sẽ là một năm thay đổi của ngành, đặc biệt là do tác động của dịch viêm phổi cấp do virus COVID-19 gây ra. Bên cạnh đó, trên con đường hướng tới phát triển bền vững, ngành vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn. Nhằm đánh giá thực trạng 2019 và dự báo xu hướng 2020, Các Hi

Doanh nghiệp chuẩn bị cho EVFTA

(ĐTCK) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, nhưng đi cùng với đó là không ít thách thức cần phải vượt qua. Từ chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ… Khi EVFTA được thông qua, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU như nông sản, thủy sản, gỗ… được cho là sẽ hưởng lợi. Bởi theo hiệp định này, nhiều mặt hàng sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% như cà phê, hạt tiêu, rau quả, mật ong tự nhiên..., sản phẩm gỗ có 83% dòng thuế được xóa bỏ ngay, 17% còn lại sẽ được xóa bỏ trong 3-7 năm sau khi EVFTA có hiệu lực gồm gỗ dán, sợi, ván dăm… Tuy nhiên, để đưa hàng vào được EU, các sản phẩm này phải vượt qua được nhiều rào cản kỹ thuật, đặc biệt là yếu tố nguồn gốc, xuất xứ. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, để tận dụng được ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh sinh an to

Khuất tất trong việc bán hai cây gỗ sưa tại Bảo tàng huyện Hoằng Hoá

Hai cây sưa tại Bảo tàng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) bán theo phương thức niêm yết công khai 52,5 triệu đồng khiến dư luận băn khoăn. Bí thư nói một đằng, Chủ tịch nói một nẻo Ngày 13/2, nongnghiep.vn đăng bài viết: “Hai cây gỗ sưa ở Bảo tàng huyện Hoằng Hóa bị chặt bán hay chết?”. Nội dung phản ánh, những ngày cận tết Nguyên đán Canh Tý, hai cây gỗ sưa trong khuôn viên Bảo tàng huyện Hoằng Hoá bị chặt đem đi bán. Thời điểm đó, ông Lê Xuân Thu, Bí thư Huyện uỷ Hoằng Hoá xác nhận hai cây sưa ở Bảo tàng huyện được mang đi bán nhưng bị phát hiện và đang tạm giữ ở UBND huyện. Trong khi đó, ông Lê Sỹ Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa lại cho rằng, không có chuyện mang đi bán bị bắt giữ(?). Sau đó không lâu, UBND huyện Hoằng Hóa đã thanh lý số tài sản trên theo phương thức bán niêm yết công khai với số tiền 52,5 triệu đồng. Ngay sau khi báo đăng, UBND huyện Hoằng Hóa đã có Công văn phúc đáp phản ánh của báo về thanh lý tài sản tại Bảo tàng huyện Hoằng Hóa. Theo lý giải của UBND huyện Hoằ

Ngành gỗ Việt Nam có sức hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Hiệp hội Gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam rất có sức hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với 966 doanh nghiệp (DN) FDI. Tuy nhiên, khối DN này hiện cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid -19. Ngành gỗ cần đẩy mạnh liên kết, mở rộng thị trường xuất khẩu và tỉnh táo lựa chọn đối tác để bảo đảm phát triển bền vững. Ảnh: NNK 966 doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành gỗ Ngày 28/2/2020, Hiệp hội Gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam đã công bố báo cáo "Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách". Theo báo cáo, trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xuất hiện, các dự án FDI đầu tư vào ngành tăng mạnh. Cùng với đó, ngày càng có sự tham gia đông đảo của các DN FDI hoạt động tại Việt Nam trực tiếp tham gia vào khâu xuất khẩu. Tính đến hết năm 2019, tổng số DN FDI hoạt động trong ngành gỗ là 966, với tổng vốn đăng ký gần 6,3

Gỗ sạch cho năm 2020:Vì một ngành gỗ bền vững

Để duy trì đà tăng trưởng đã đạt được trong năm 2019, ngành gỗ có rất nhiều việc phải làm, trong đó, một trong những điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận diện rõ vấn đề có tác động trực tiếp nhất tới sự phát triển của ngành, tới những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra trong năm qua, đó là đạt mức xuất khẩu 20 tỉ USD trong năm 2025, đó là phát triển rừng trồng, đó là nguồn cung gỗ chính và bảo đảm hợp pháp cho ngành gỗ Việt Nam. Vì vậy, định hướng cũng như yêu cầu phát triển ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong những thập niên tới nhất thiết phải phát triển theo chiều sâu, theo định hướng sau. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay Việt Nam đã trồng được gần 4,5 triệu ha rừng trồng trong đó có 3,7 triệu ha rừng sản xuất. Trong đó, trồng rừng mới và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn để đáp ứng được khối lượng cung gỗ ngày càng nhiều cho công nghiệp chế biến gỗ. Chúng ta cần thay đổi tư duy trồng rừng, trước đây trồng rừng để phủ xanh đất trồng đối núi trọc. Nay trồng

Quảng Trị: Phát hiện và thu giữ nhiều khối gỗ quý bị khai thác trái phép

Tổng cộng có 8,3 m3 gỗ quý thuộc nhóm 5, có tên gọi là gỗ chủa (hay trâm đất) đã được các đối tượng khai thác trái phép xẻ sẵn, có kích thước 40 x 60 cm. Chiều 6/2, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết vừa tiến hành mật phục, thu giữ nhiều khối gỗ quý tại tiểu khu 760 thuộc địa phận rừng trên địa bàn này. Theo đó, đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay đã phối hợp với Trạm Kiểm lâm La Lay, lực lượng công an và dân quân xã A Ngo, huyện Đakrông, tiến hành maajt phục, sau đó phát hiện và thu giữ tổng cộng 8,3 m3 gỗ quý trong 2 ngày 5 và 6/2. Tất cả số lượng gỗ này thuộc nhóm 5, có tên gọi là gỗ chủa (hay trâm đất) đã được các đối tượng khai thác trái phép xẻ sẵn, có kích thước 40 x 60 cm. Số gỗ quý nói trên được cái đối tượng khai thác trái phép qua mặt lực lượng chức năng bằng cách giấu tại bìa rừng, khe suối, hang đá. Trong ngày 5/2, lực lượng chức năng phát hiện 2,9 m3, đến ngày 6/2, tiếp tục tuần tra, kiểm soát thì phát hiện thêm 5,

Ba thách thức lớn với ngành chế biến gỗ và nội thất

TheLEADERNgành chế biến gỗ và nội thất đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025. Ba thách thức lớn với ngành chế biến gỗ và nội thất Lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong năm 2019. Thách thức lớn nhất đang đặt ra cho ngành chế biến gỗ là nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2019, lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Tổng doanh số xuất khẩu của ngành đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2018, với nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18%. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao và trở thành nguồn đóng góp quan trọng, tăng trưởng bền vững ở mức hơn hai con số đều trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, làn sóng FDI đã góp phần khiến nhu cầu nhân