Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2019

Làng tỷ phú Đồng Kỵ - Bắc Ninh đối diện nguy cơ bị ‘xóa sổ’

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ (TX.Từ Sơn, Bắc Ninh) đang lâm cảnh “khuynh gia bại sản” do thua lỗ khi sản phẩm không có đầu ra. Khốn khó làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ Trong những năm đầu 2000 cho đến 2015, thôn Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, nay là phường Đồng Kỵ được xem là khu vực kinh tế trọng điểm của huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh bởi sự phát triển thăng hoa của nghề gỗ mỹ nghệ. Chỉ trong thời gian ba năm, từ 2000 đến 2003, tại đây đã có gần 500 trăm doanh nghiệp tư nhân ra đời, nên nhiều người vẫn nói vui rằng nơi đây là “Làng giám đốc” hay “Làng tỷ phú”, bước chân ra ngõ là gặp giám đốc. Việc ví von này cũng chẳng ngoa, bởi chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp nơi đây là biết vận dụng cơ chế thị trường, thạo buôn bán, cho nên nhiều người thợ vốn chỉ quen với tay đục, tay tràngđã mạnh dạn đứng lên lập doanh nghiệp, vươn mạnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Sự phát triển “nóng” củalàng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵkéo dà

Gỗ Việt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: [Bài 2] Nguy cơ rủi ro từ gỗ nguyên liệu

Bên cạnh cơ hội lớn để tăng trưởng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đang khiến cho xuất khẩu gỗ sang Mỹ đối mặt với những rủi ro không nhỏ. Mối lo từ gỗ dán Trong những mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, gỗ dán đang là mặt hàng tạo nên sự tăng trưởng mang tính đột biến nhất. Nhưng vì vậy, mặt hàng này cũng đang mang tới nỗi lo ngại lớn nhất. Trong báo cáo “Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ”, nhóm tác giả Trần Lê Huy (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định), Cao Thị Cẩm (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) và Tô Xuân Phúc (Forest Trends), cho biết, nếu như trong năm 2017, lượng và giá trị gỗ dán Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là khoảng 56.700 m3 và 51,3 triệu USD, thì trong năm 2018, đã tăng rất mạnh lên 321.000 m3 và gần 190 triệu USD (tăng 5,7 lần và lượng và 3,7 lần về giá trị). Xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đang tiếp tục tăng trong các tháng đầu 2019. Trong khi xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ tăng mạnh, thì nhập khẩu gỗ dán vào Việt Nam cũng tăng

Gỗ Việt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: [Bài 1] Cơ hội lớn ở thị trường Mỹ

Mỹ là nước nhập khẩu gỗ và đồ gỗ lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang đứng đầu trong những nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Mỹ. Nhưng giá trị nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc vào Mỹ đang giảm mạnh bởi chiến tranh thương mại. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Thị trường khổng lồ Theo TS Tô Xuân Phúc (Forest Trends) và cộng sự, Mỹ là thị trường khổng lồ cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Số liệu tổng hợp từ ITC/UNCOMTRADE cho thấy, năm 2018, Mỹ đã bỏ ra trên 76 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, đồ gỗ nội thất chiếm giá trị lớn nhất với 27,6 tỷ USD. Tiếp đến là ghế ngồi 26,2 tỷ USD, gỗ xẻ 7,6 tỷ USD, gỗ dán 3,6 tỷ USD, mộc xây dựng 2,4 tỷ USD, ván dăm 2 tỷ USD, gỗ mỹ nghệ khác 1,7 tỷ USD, ván sàn 1,4 tỷ USD, ván sợi 1,3 tỷ USD … Nói chung, các nhóm mặt hàng đồ gỗ nội thất, ghế gỗ, gỗ xẻ, gỗ dán, đồ gỗ trong xây dựng và các loại ván là những nhóm mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của Mỹ. Năm 2018, tổng giá

Ngành gỗ xuất khẩu trước “cảnh báo đỏ” thuế chống bán phá giá

Việc gỗ dán cùng với 12 mặt hàng khác vừa bị “cảnh báo đỏ” do trùng với các sản phẩm Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá cho thấy nguy cơ không nhỏ với ngành gỗ xuất khẩu. Cơ hội có nhiều Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện nay có 5.424 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 612 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và lâm sản đến hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch đạt 6,05 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 87,7% giá trị xuất khẩu lâm sản. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đã nhập khẩu từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1,46 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Chile, Cameroon, Thái Lan là 5 thị trường có giá trị nhập khẩu lớn của Việt Nam, đạt 7

Thách thức lớn nhất của ngành gỗ

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam dù xuất khẩu gần chục tỷ USD mỗi năm nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc lựa chọn thị trường nhập khẩu gỗ nhằm bảo đảm 100% gỗ sạch, đáp ứng các quy định nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là không dễ dàng. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phầnPhát triển SXTM Sài Gòn (SADACO) - về vấn đề này. Ông đánh giá thế nào về những thuận lợi mà EVFTA mang đến cho ngành gỗ Việt Nam? Theo tôi, trước một hiệp định bất kỳ nào, chúng ta đều phải tìm bằng được những cơ hội trước mắt và tiềm năng để tận dụng. EVFTA sẽ mang đến một số thuận lợi nhất định cho ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đầu tiên là việc giảm thuế theo lộ trình nhất định, thậm chí có những mặt hàng thuế về bằng 0%. Thứ hai, cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt tiếp cận máy móc, thiết bị hiện đại cũng như các kênh phân phối của EU tốt hơn. Thứ ba, thông qua những yêu cầu bắt buộ

Gỗ Việt được và mất gì khi vào luồng đỏ?

Yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng gỗ, nhất là từ khâu đầu vào là tiền đề cấp thiết để gỗ Việt thâm nhập vào thị trường Mỹ. Việc phải khai báo luồng đỏ khi xuất khẩu sẽ khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ tăng chi phí của doanh nghiệp, chậm trễ trong giao hàng…nhưng nó cũng đảm bảo tính an toàn cho các chuyến hàng của doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan vừa có công văn 5189/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ 2016 - 2019. (Nguồn: TCHQ, ĐVT: triệu USD) Doanh nghiệp chân chính băn khoăn Quy định mới này được áp dụng lên tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ, kể cả những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lâu năm, có uy tín. Điều này vô hình chung làm tăng chi phí của doanh nghiệp và có thể bị các nhà nhập khẩu Mỹ phạt rất nặng vì chậm

Phát triển bền vững: công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam

(HNM) - Trong vòng 10 năm qua, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm. Hiện, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ và chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu. Đặc biệt, trong 8 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã thu về 6,66 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018. Không chỉ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn, chế biến gỗ và lâm sản còn thu hút, tạo việc làm cho hàng vạn công nhân và trên 1 triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu. Đầu tư, phát triển lĩnh vực tiềm năng này góp phần thúc đẩy việc trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho các nông hộ và hiện thực hóa chương trình tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. Lợi ích đã rõ! Song để hướng đến phát triển bền vững, công nghiệp chế biến gỗ cũng như hoạt động xuất khẩu gỗ và lâm sản còn phải vượt qua không ít khó khăn. Thực tế cho thấy, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ: Nâng chất lượng, giữ đà tăng trưởng

(HNM) - Tám tháng qua, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã đem về hơn 6,66 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực (gạo, cà phê, hạt điều…) giảm đáng kể thì gỗ và lâm sản lại có sự “bứt phá” ấn tượng, trở thành điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu của ngành Nông nghiệp. Để duy trì sự tăng trưởng “bứt phá” ấy, giải pháp hàng đầu là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Gỗ và lâm sản có bước “bứt phá” ấn tượng với 6,66 tỷ USD kim ngạch trong 8 tháng năm 2019, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp. Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang hoàn thiện đồ gỗ nội thất. Ảnh: Dũng Minh Khai thác lợi thế, tạo nguồn lực mới Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Woodsland Đỗ Thị Bạch Tuyết cho biết: Từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng đáng kể, với đà này, dự kiến trong năm 2019, giá trị xuất khẩu của công ty tăng khoảng 40% so với năm 2018. Trong đó, sản phẩm của Công