Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng xin thôi chức

  (CLO) Ngày 21/8, một nguồn tin cho biết, ông Nguyễn Đức Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã làm đơn gửi cấp có thẩm quyền xin thôi các chức vụ. Audio Player 00:00 01:03 Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume. Audio Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguồn tin này cho hay, ông Hoàng làm đơn xin thôi Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thôi chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Nguyên nhân xin nghỉ vì lý do cá nhân, mặc dù ông Hoàng vẫn còn đủ tuổi tái cử. Ông Nguyễn Đức Hoàng sinh năm 1963, quê huyện Phù Mỹ, Bình Định. Ông được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai từ năm 2015. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai, Chủ tịch UBND huyện Đắk Đoa, Bí thư huyện ủy Đắk Đoa. Thời điểm giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đắk Đoa, ông Nguyễn Đức Hoàng bị kỷ luật cảnh cáo vì thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành công việc thuộc thẩm quyền, để xảy ra tình trạng dân phá rừng làm nương rẫy trái phép nghiê

Xét xử lâm tặc chống người thi hành công vụ

  Vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Năm Căn đã đưa ra xét xử vụ án Chống người thi hành công vụ đối với Nguyễn Văn Út, sinh năm 1960 và đồng bọn. Xét xử sơ thẩm kẻ đồi bại châm tàn thuốc vào bộ phận sinh dục bé gái lĩnh 8 năm tù VKSND tỉnh Phú Yên phê chuẩn quyết định khởi tố bị can giết em trai ruột Xét xử sơ thẩm 10 bị cáo mua bán, vận chuyển 152 bánh heroin Theo Cáo trạng của VKS, ngày 10/3/2020, Nguyễn Văn Vũ chở theo Nguyễn Văn Út và Nguyễn Hoàng Nhơn đến khu vực rừng phòng hộ thuộc Tiểu khu 141 ở ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Đông, huyên Năm Căn để chặt cây đước, cách cửa biển Bồ Đề khoảng 100m. Sau khi chăt được khoảng 0,7m 3 gỗ đước thì chở về nhà. Khi đến khu vực cửa biển Bồ Đề thì bị đội tuần tra quản lý bảo vê rừng thuôc Ban quản lý rừng phòng hô Tam Giang I kết hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đầm Dơi phát hiện, bắt quả tang nên yêu cầu Út, Vũ và Nhơn đưa phương tiện cùng tang vật về Tiểu khu 139 ở ấp Mai Vin

Kon Tum ký sự: [Bài IV] Ám ảnh ma rừng - rừng ma

  Chuyện “con ma rừng” từng là nỗi ám ảnh bao đời của hầu hết tộc người thiểu số Tây Nguyên. Còn rừng ma là nơi mà bất cứ ai bước vào cũng nổi da gà. Lung Leng - Nơi ghi dấu tiền nhân Kon Tum ký sự: [Bài III] Truyền thuyết 'người rừng' Kon Tum ký sự: [Bài II] Huyền bí Yang Plut Kon Tum ký sự: [Bài I] Truyền thuyết Chư Mom Ray và một lời nguyền Rừng ma ở làng Le nay vẫn còn, nhưng các hủ tục đã được xoá bỏ, người dân không còn sợ con ma rừng nữa. Ảnh:  Phúc Lập. Cô gái đẹp bị ma rừng bắt đi rồi Đêm xuống, thung lũng Mo Rai, vùng đất của người Rơ Măm chìm trong bóng đêm. Nếu tắt nốt bóng đèn, thì ngoài tiếng của thiên nhiên, là gió rít ngoài bìa rừng, là tiếng côn trùng, tiếng muông thú đi ăn đêm, gọi bầy… tịnh không con tiếng gì khác. Không gian chìm trong huyền bí. Nghĩ đến những câu chuyện về những bóng ma lẩn khuất trong rừng thuở xưa, bất chợt, tôi thu mình trong chiếc áo khoác, như sợ ánh mắt vô hình đâu đó trong màn đêm. Xa xưa, người Rơ Măm chỉ sống quanh quẩn lưng chừng

Lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ ở Quảng Ngãi

  TP - Hàng chục mét khối gỗ được lâm tặc vận chuyển từ bên trong Nhà máy thủy điện ĐăkRe (ở thôn Gò Lăng, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) ra ngoài, sau đó ngang nhiên bốc lên xe máy vận chuyển đi nơi khác. Sự việc diễn ra giữa “thanh thiên bạch nhật”, nhưng chính quyền và kiểm lâm nơi đây không hề hay biết. Lâm tặc chở gỗ từ rừng ra. Ảnh: Nguyễn Ngọc (cắt từ clip) Hành trình bắt nhóm lâm tặc phá rừng trăm tuổi Đắk Lắk: Truy bắt nhóm lâm tặc triệt hạ rừng nguyên sinh Lâm tặc tấn công bảo vệ ngăn cản Theo một bảo vệ Nhà máy thủy điện ĐăkRe (xin giấu tên), tình trạng khai thác và vận chuyển gỗ trái phép ở khu vực rừng xung quanh nhà máy diễn ra khá lâu với mức độ ngày càng tăng.   Đặc biệt, từ ngày 10/8 đến nay, khi xã hội tập trung phòng chống dịch COVID-19, tình trạng này trở nên phức tạp hơn, các đối tượng hung hăng, manh động. Cũng theo người bảo vệ, lúc 10h45 phút ngày 10/8, trong khi gác cổng ông phát hiện 3 người chở khoảng 1m3 gỗ không rõ nguồn gốc qua cổng. Ông chặn lại

Tiếp bài “Vì sao hàng trăm mét khối gỗ quý nằm “dầm mưa, dãi nắng” ở vùng biên?”: Liệu có “tiền hậu bất nhất”?

  (TN&MT) - Trước những “rắc rối” trong việc giải quyết số phận của gần 400m3 gỗ quý được cho là trôi từ bên Lào về Nghệ An do mưa lũ từ năm 2018. Mới đây, Sở Tài chính Nghệ An đã có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An kiến nghị xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý. Mặt khác, cũng đề nghị hủy bỏ Quyết định số 4638/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân số gỗ nêu trên. Trước đó, ngày 05/6/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 3488/UBND-KT về việc xử lý kiến nghị của Doanh nghiệp. Trong văn bản trên, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành. Đoàn kiểm tra nêu trên do lãnh đạo Sở Tài chính làm trưởng đoàn, thành viên đoàn gồm đại diện các Sở, nhành: Sở NN&PTNT, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh cùng UBND các huyện  Kỳ Sơn  và  Tương Dương  để kiểm tra, xác minh làm rõ kiến nghị của Công ty CP đầu tư x

Quảng Nam chuyển đổi hơn 127 ha đất rừng xây dựng đường dây 500kV mạch 3

  UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý chuyển đổi 127,172 ha đất rừng thuộc các huyện Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, Núi Thành để phục vụ thi công đường dây 500kV mạch 3. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu vừa ban hành Quyết định số 2245/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng (do tổ chức quản lí) sang mục đích khác, để xây dựng đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi – Pleiku 2 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý chuyển đổi 127,172 ha đất rừng thuộc các huyện Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, Núi Thành để phục vụ thi công đường dây 500kV mạch 3. Vị trí, ranh giới, loại đất, loại rừng chuyển mục đích sử dụng được xác định theo các bản đồ khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất rừng (do tổ chức quản lí) sang mục đích xây dựng công trình đường dây 500kV mạch 3, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam do Ban Quản  lí  rừng phòng hộ huyện Đông Giang xác lập ngày 18

Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (Điện Biên) tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

  (TN&MT) - Trong những năm qua, để bảo vệ rừng hiệu quả, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (KBTTN) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) triền khai đồng bộ công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé  rộng 45 , 5 nghìn ha ,  trải dài qua 5 xã: Sín Thầu ,  Leng Su Sìn ,  Chung Chải , Mường Nhé và Nậm Kè của huyện Mường Nhé,  tỉnh Điện Biên . Hiện nay, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé, huyện Mường Nhé (Điện Biên) được giao quản lý 45.581ha rừng đặc dụng. Đồng thời, quản lý 1.647ha rừng được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 tại 5 xã vùng đệm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè. Thực hiện nhiệm vụ quản lý,  bảo vệ rừng  và bảo tồn hệ sinh thái Khu BTTN Mường Nhé, hàng năm Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp chặt chẽ với c

Gia Lai: Điều tra vụ phá rừng ở Đắk Đoa

  UBND huyện Đắk Đoa cho biết sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra vụ phá rừng thông tại tiểu khu 516 và 518. Gia Lai: Đak Đoa bùng phát dịch tả heo châu Phi Gia Lai: Ban Quản lý rừng Đắk Đoa trục lợi từ ngân sách 5,3 tỉ đồng Trong văn bản 1525/UBND-NL ban hành ngày 11/8/2020, UBND huyện Đắk Đoa cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, huyện sẽ tiếp tục điều tra các vụ phá rừng thông tại địa phương. Cây thông hàng chục năm tuổi bị đào trộm Cụ thể, vào ngày 26/01/2020, xảy ra vụ chặt phá rừng trái phép và 09/07/2020 đã xảy ra vụ đào trộm thông tại xã Glar; ngày 24/07/2020 xảy ra vụ phá rừng thông tại tiểu khu 516, 518. Như vậy, từ đầu năm đến nay, tại rừng thông huyện Đăk Đoa đã xảy ra nhiều vụ xâm hại. Đây là rừng thông hai lá, ba lá có kiểu dáng đẹp được quy hoạch làm du lịch của địa phương. Mặc dù kiểm lâm địa phương đã thực hiện các biện pháp quản lý nhưng rừng thông vẫn liên tục bị xâm hại. Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng nhiều cây thông có dáng đẹp bị mộ