Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

Nhân viên Gỗ Đức Thành được chủ động nhận lương khi cần

  Hàng nghìn nhân viên Gỗ Đức Thành có thể nhận lương 24/7 thay vì chờ ngày trả lương cố định hàng tháng Gỗ Đức Thành trải qua quá trình phát triển hơn 30 năm. Từ xưởng chế biến gỗ gia đình, đơn vị vươn lên thành doanh nghiệp xuất khẩu nổi bật. Đại diện công ty cho biết, ba thế hệ lãnh đạo luôn duy trì triết lý: xây dựng Gỗ Đức Thành trở thành ngôi nhà thứ hai của hơn 1.000 cán bộ nhân viên. Kể từ tháng 11, các nhân viên được hỗ trợ nhận lương sớm hơn, nhận lương chủ động mọi lúc khi cần qua Vui App - như một phúc lợi cho nhân sự chính thức. Vui App cập nhật số tiền lương dựa theo bảng chấm công hàng ngày. Mọi nhân viên cài đặt ứng dụng trên điện thoại là có thể theo dõi thu nhập và rút lương của mình mọi lúc chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Nhân viên công ty trong buổi phổ biến phúc lợi Vui App. Ảnh:  Gỗ Đức Thành Nền tảng này thay thế cách ứng lương truyền thống. Doanh nghiệp không cần ứng trước từ quỹ lương mà chỉ cần hoàn ứng cho Vui App một lần mỗi tháng. Nhân viên được toàn quyền

Năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 16,9 tỷ USD

  Năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra. Ngành hàng này cũng đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2023 đạt con số 17,5 tỷ USD. Tránh để xuất khẩu gỗ sang Mỹ thiệt đơn thiệt kép vì gian lận xuất xứ Xuất khẩu gỗ khó hoàn thành mục tiêu 16,5 tỷ USD? Dù khó khăn, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường EU vẫn tăng 1,4% Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 5/5 chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó, diện tích rừng trồng đạt 259.615 ha, vượt 6,4% so với kế hoạch đề ra, tăng 5,9% so với năm 2021; sản lượng gỗ khai thác năm 2022 ước đạt 19.698,8 nghìn m3, vượt 6,57% kế hoạch, tăng 7,2% năm 2021; giá trị  xuất khẩu gỗ  và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021... Ngành NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 đạt con số 17,5 tỷ USD. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành lâm nghiệp trong năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, vẫn còn

Năm 2022: Ngành lâm nghiệp ghi dấu ấn với con số xuất siêu cao kỷ lục

  (HQ Online) - Năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, trong đó, lĩnh vực lâm sản đã xuất siêu đạt 14,10 tỷ USD, dẫn đầu toàn ngành nông nghiệp. Lập kỷ lục trong 2022, xuất khẩu lâm sản 2023 vẫn còn nỗi lo Xuất siêu ngành nông nghiệp tăng gần 84% trong 10 tháng “Bắt tay” doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nông dân tăng chuyên nghiệp Xuất khẩu gỗ lao đao khi lạm phát tại Hoa Kỳ, EU tăng cao Tổng cục Lâm nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2023 đạt 17,5 tỷ USD. Ảnh: N.H Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, về khai thác lâm sản, năm 2022, cả nước đã khai thác 19,7 triệu m3 gỗ, sản lượng củi đạt 18,6 triệu ste. Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2022 ước đạt khoảng 16,928 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,85 tỷ USD, còn lại là lâm sản ngoài gỗ đạt 1,1 tỷ USD. Trong năm 2022, Quỹ tỉnh đã thực hiện chi 2.804 tỷ đồng tiền năm 2021 (đạt hơn 108% kế hoạch) và tạm ứng 961,24 tỷ đồng tiền năm

Xuất khẩu lâm sản năm 2023 đặt mục tiêu 17,5 tỷ USD

  Tổng cục Lâm nghiệp cho biết năm 2022, xuất khẩu lâm sản ước đạt 16,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, ngành gỗ đặt mục tiêu tích cực cho năm 2023, với 17,5 tỷ USD. 23-12-2022 Ngành gỗ tận dụng từng lợi thế để đạt mục tiêu năm 2022 Tại hội nghị tổng kết năm 2022 của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNNT), ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2022 ước đạt khoảng 16,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 7%, lâm sản ngoài gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,3%. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 4% so với 2021. Như vậy, ngành lâm sản năm nay xuất siêu khoảng 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021. Ông Bùi Chính Nghĩa nhận định trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động bất ổn, bị ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine và đại dịch COVID-19, xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn phục hồi

Bí mật ít biết về gỗ tử đàn nghìn năm tuổi

  Cây tiểu diệp tử đàn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Theo tiếng Phạn, “tử” nghĩa là may mắn, tốt lành, “đàn” là bố thí. Cây này còn có biệt danh vương mộc tử đàn (vua của các loại gỗ). Tiểu diệp tử đàn Ấn Độ có thời gian sinh trưởng hàng trăm năm. Theo phong thủy, gỗ tử đàn có sinh khí mạnh, mang ý nghĩa may mắn, bình an. Do đó, loại gỗ này thường được chế tác thành bàn thờ, tượng Phật, vòng tay, bút… Ngoài ra, nhiều người còn cho mạt mùn gỗ tử đàn để vào cốt bát hương, lõi tượng Phật, làm tràng hạt...  Vòng tiểu diệp tử đàn Ấn Độ  Gỗ tử đàn có 2 loại là tử đàn lá to và tử đàn lá nhỏ; phân bố chủ yếu ở 3 khu vực : Ấn Độ, châu Phi, Inodonesia. Ở châu Phi, tử đàn sinh trưởng ở Nam Phi, Zambia, đảo Madagasca. Ở Ấn Độ, tử đàn có ở nam Ấn Độ và tây Ấn Độ. Vì vậy, dù cùng một giống cây nhưng trồng ở khu vực khác nhau sẽ cho ra các đặc điểm khác biệt.  Gỗ tử đàn thường dễ bị nhầm lẫn với các loại gỗ có ngoại hình tương tự. Đại diện đồ gỗ Vinh Đính - đơn vị chuyên chế tác sản phẩm từ gỗ tử đa

Gió ngược cuối năm với các doanh nghiệp xuất khẩu

  (ĐTCK) Sau nhiều quý liên tục tăng trưởng dương, xuất khẩu tháng 11 giảm khá mạnh, gợi ra nhiều vấn đề cần lưu tâm với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhu cầu giảm tốc Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 11/2022 chỉ đạt 57,3 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó, tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu giảm lần lượt 8,9% và 7,7% so với cùng kỳ (xem biểu đồ). Lạm phát tăng cao tại các thị trường xuất khẩu chính đã làm cho các dự báo về nhu cầu mua sắm trở nên kém lạc quan, kéo theo các đơn đặt hàng mới suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng cuối năm. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao kể từ tháng 9 là tác nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm nhập khẩu từ nước ngoài do chi phí gia tăng. Dù bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại đã mang đến nhiều triển vọng lạc quan hơn, nhưng cần ít nhất một quý tới để hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng trở lại như gi

Giải bài toán cạnh tranh cho đồ gỗ và dệt may trước thách thức của năm 2023

  Những dự báo cho thấy tiếp tục có nhiều thách thức về mặt xuất khẩu với các ngành đồ gỗ, dệt may khi bước sang năm 2023 trước mối lo nhu cầu giảm, đối mặt nhiều rủi ro, tuột đơn hàng về tay đối thủ vì thiếu “sản xuất xanh”. Để giải bài toán cạnh tranh đang đòi hỏi các doanh nghiệp Việt trong hai ngành này cần sớm có những giải pháp chuyển hướng, thay đổi nhất định. Doanh nghiệp xuất khẩu đối diện ‘núi’ khó khăn thị trường Xuất khẩu rau quả năm 2023 liệu có cửa sáng? Theo dự báo của Bộ phận phân tích - Công ty chứng khoán VnDirect, các ngành gỗ và dệt may sẽ đối mặt nhu cầu  tiếp tục giảm  của các thị trường xuất khẩu (XK) hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc vào năm 2023. Đối mặt rủi ro giữa nhu cầu giảm Giá nguyên vật liệu đầu vào như sợi, vải, gỗ ép sẽ giảm 3% - 7% so với cùng kỳ trong năm 2023 do nhu cầu yếu. Các công ty dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ sẽ phải giảm giá bán (7%-10%) để thu hút thêm khách hàng. Do đó, biên lợi nhuận của các công ty trong hai ngành n