Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2021

Giữ rừng trúc hoang sơ như tiên cảnh, đón du khách để đổi đời dân bản

  TTO - Người dân bản Nả Háng Tủa Chử, thuộc xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái những tháng qua rất hào hứng đón những vị khách du lịch đầu tiên. 'Hai lúa' giữ rừng thiêng Khi lâm tặc thành người giữ rừng Tây Giang gìn giữ rừng xanh - Kỳ 5: 'Đội kiểm lâm làng' Lù A Trù cùng bà con người Mông gìn giữ khu rừng trúc cha ông để lại - Ảnh: NAM TRẦN Đời cha ông mình làm, nay đến đời chúng mình phát huy và cho con cháu sau này cố gắng gìn giữ, phát huy thế mạnh của địa phương. LÙ A TRÙ Từ đoạn đường bêtông dẫn vào bản, có tốp trai bản với chiếc xe gắn máy bọc xích đứng đợi, sẵn sàng làm tay lái cừ khôi dẫn đầu tour. Tới gần khu rừng trúc, các chị các mẹ mặc chiếc váy Mông sặc sỡ rạng rỡ đón chào du khách đến chiêm ngưỡng khu rừng trúc quý giá. Khu rừng trúc quý giá Từ bé xíu, nay là cả  cánh rừng xanh! "Tụi mình vận động bà con không chặt phá rừng, mong muốn cùng chung tay giữ rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Có những thứ đẹp đẽ chúng mình phải gìn

'Vua' của cây sưa đỏ

  Ông Vũ Văn Kiểm (SN 1964, ngụ thôn 1, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) - người được xem như “vua” loài cây sưa đỏ ở Bình Phước. Những 'khối vàng lộ thiên' ven Hồ Gươm 'Kho báu' nghìn tỷ dưới thung lũng của lão nông Tuyên Quang bây giờ ra sao? Chiêm ngưỡng cây sưa trăm tuổi ở Hà Nội, giá 60 tỷ đồng nhưng không bán “Trồng cây cũng như “trồng người”, phải kiên trì và nhẫn nại. Mình mà nóng vội, mong sớm có kết quả thì khó thành công lắm. Đặc biệt, cây để càng lâu thì chất lượng gỗ càng tốt, quý hiếm và giá trị kinh tế càng cao” - nhà nông Vũ Văn Kiểm (SN 1964, ngụ thôn 1, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng) - người được xem như “vua” của loài cây sưa đỏ ở Bình Phước, nói. Sau gần 15 năm kiên trì đào hố “trồng cây gây rừng”, đến nay “rừng” đã trả ơn cho gia đình ông xứng đáng với trị giá lên tới hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Từ ngã tư xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng rẽ trái đi khoảng 4,5km, nhìn hai bên đường ai cũng ngợp mắt bởi vườn sưa ngút ngàn. Ngoài cây sư

Tết trồng cây Xuân Tân Sửu: Việc làm nhỏ nhân lên nhiều cánh rừng lớn

  Tết trồng cây   đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ “vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người,” trong suốt hơn 60 năm qua, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và nhân dân cả nước lại tích cực trồng cây gây rừng, qua đó “làm cho đất nước càng ngày càng Xuân.” Tiếp tục lan tỏa truyền thống tốt đẹp trên, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão, lụt, hạn, mặn gây hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản nhân dân, ngày 31/12/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ,  phát triển rừng  ngay từ đầu năm 2021. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

Vị thế mới của xuất khẩu gỗ

  Trong 2 thập kỷ gần đây, xuất khẩu (XK) của ngành gỗ đã đột phá. Từ chỗ XK được 200 triệu USD năm 2000, mười năm sau - 2020, lên 12,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2019. Kết quả này tiếp tục đưa mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ (G&SPG) nằm trong Top 5 mặt hàng đầu đàn - XK từ 10 tỷ USD trở lên, góp phần tạo nên kỳ tích về XK của năm 2020. Hành trình sáng sủa Trong cấu thành XK, các loại đồ gỗ chiếm gần 70%, còn lại trên 30% là các sản phẩm thuộc nhóm gỗ nguyên liệu, thể hiện năng lực chế biến gỗ cùng khả năng XK đồ gỗ - điều luôn kỳ vọng ở XK của Việt Nam đang chuyển mình từ XK sản phẩm thô sang XK sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường XK gỗ quan trọng nhất của nước ta, chiếm 90% kim ngạch XK G&SPG của cả ngành, riêng Hoa Kỳ, chiếm quá nửa - hơn 4 kim ngạch của 4 khách hàng đứng sau cộng lại. Điều ấy minh chứng độ tinh xảo cùng với việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của đồ gỗ Việt Nam ngày càng được khẳng đ

Quảng Ninh: Lễ dâng hương và phát động Tết trồng cây đầu Xuân Tân Sửu 2021

  (TN&MT) - Ngày 16/2, tại Khu di tích lịch sử Pò Hèn (xã Hải Sơn, TP Móng Cái), Bộ Tư lệnh BĐBP và tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ dâng hương và phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu 2021. Các đại biểu đã  dâng hương  tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, nơi ghi danh, tưởng nhớ các liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc ngày 17/2/1979. Các đại biểu đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ tại  khu di tích lịch sử Pò Hèn Khu di tích lịch sử Pò Hèn đã được Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đầu tư xây dựng và được UBND tỉnh  Quảng Ninh  công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2014. Trước anh linh những anh hùng liệt sĩ, các đại biểu nguyện tiếp nối truyền thống vẻ vang, tiếp tục đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm làm trọn sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó, hứa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác,

Mùi rừng

  Mùi thức ăn tỏa ra thơm lựng. Tất cả món ăn không cần nồi nấu, những ống lồ ô và lá trên rừng luôn linh hoạt cho những bữa ăn được nấu tại chỗ trong ngày “tết rừng”, nó tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng mà không ở đâu có được. Ngày xuân nhớ đảo ân tình Tết trên đầu sóng Về nhà với mẹ “Nay chúng tôi làm lễ “ăn rừng” Mong thần  rừng  cho mọi người tự do, thoải mái Không bị ràng buộc, không bị thần rừng phạt Ngày không kiêng cữ, không cấm kị như hôm qua Bắt đầu vào năm mới Mời thần rừng đến vui cùng chúng tôi”. Dứt lời khấn,  già làng  Ama Nhau tung ba miếng pơ gang pơih (được làm bằng những thanh tre) lên cao, mọi người nín thở đợi chờ. Lũ làng buôn Leck đã chờ lâu quá rồi mà. Mỗi năm chỉ một lần “ ăn tết rừng” như hôm nay. Hai sấp, một ngửa. Mọi người rần rần, thần rừng đã chấp nhận lời khẩn cầu. Già làng cúng khấn cầu Giàng và các thần linh trong ngày Tết. Rượu. Gà. Nước. Cơm. Cháo. Muối. Gạo. Cung tên, bẫy nỏ. Rựa, dao, xà gạc, cuốc, xẻng. Và một thứ không thể nào được thiếu, cây