Chuyển đến nội dung chính

Mùi rừng

 

Mùi thức ăn tỏa ra thơm lựng. Tất cả món ăn không cần nồi nấu, những ống lồ ô và lá trên rừng luôn linh hoạt cho những bữa ăn được nấu tại chỗ trong ngày “tết rừng”, nó tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng mà không ở đâu có được.

“Nay chúng tôi làm lễ “ăn rừng”
Mong thần rừng cho mọi người tự do, thoải mái
Không bị ràng buộc, không bị thần rừng phạt
Ngày không kiêng cữ, không cấm kị như hôm qua
Bắt đầu vào năm mới
Mời thần rừng đến vui cùng chúng tôi”.

Dứt lời khấn, già làng Ama Nhau tung ba miếng pơ gang pơih (được làm bằng những thanh tre) lên cao, mọi người nín thở đợi chờ. Lũ làng buôn Leck đã chờ lâu quá rồi mà. Mỗi năm chỉ một lần “ ăn tết rừng” như hôm nay. Hai sấp, một ngửa. Mọi người rần rần, thần rừng đã chấp nhận lời khẩn cầu.

Già làng cúng khấn cầu Giàng và các thần linh trong ngày Tết.

Rượu. Gà. Nước. Cơm. Cháo. Muối. Gạo. Cung tên, bẫy nỏ. Rựa, dao, xà gạc, cuốc, xẻng. Và một thứ không thể nào được thiếu, cây xanh. Những cây non xanh mơn mởn đã được lũ làng buôn Leck ươm mầm chăm sóc trong bầu đất đã được xếp ngay ngắn trong các gùi lớn, gùi bé đợi chờ được hòa cùng bóng mát trong khu rừng thiêng của làng. Mọi thứ đã được các nhà trong buôn chuẩn bị đủ đầy.

Tôi cùng lũ trẻ thập thò quanh chân cầu thang nhà dài, không bỏ sót cuộc họp nào của các già, dỏng tai nghe trộm những lời tranh cãi, những luận bàn bếp nhà nào năm nay được hạ cây lim đầu dốc, bếp nhà ai được cây trắc ngoài khe, bầu ươm cây nhà Mí Lim đêm qua con heo rừng chạy ngang qua làm gãy ngọn chục cây non, thằng Y Hoách sáng ra nhìn cây chết khóc váng nhà... rồi đem lời rải khắp các bếp lửa, trên đường làng, trong bữa ăn. Những ngày chờ đợi tết rừng thấm cả vào trong giấc ngủ của tôi.

Ngày đầu năm mới, già làng Ama Nhau trong bộ áo lễ bước vào cửa rừng, mấy thanh niên khiêng cái trống lớn, chiếc nồi đồng cùng giàn chiêng bước theo.

Dàn chiêng cho ngày tết ở rừng.

Những trò chơi trong ngày "ăn rừng".

Sau điệu múa roi kơ deh sơgơr tạ ơn thần rừng đã bảo vệ buôn Leck năm qua khỏi cơn nổi giận của thần mưa bão lũ, không gặp tai nạn khi đốn hạ cây, ngăn không cho thú rừng đến phá hoại mùa màng... Khu rừng thiêng rộn rã ồn ào bởi tiếng chiêng, tiếng nói cười đan xen nhau, quện lẫn vào nhau. Từng tốp người của các gia đình tỏa ra khắp rừng nhộn nhịp như đi trẩy hội.

Mẹ cùng các cô, các dì tìm hái rau rừng đọt mây, cây thuốc, ra suối đặt đơm cá. Cha cùng nhóm đàn ông nhanh nhẹn đi đặt bẫy thú rừng, chưa rít xong điếu sâu kèn đã nghe văng vẳng tiếng lợn rừng hộc lên từng hồi dính bẫy. Bầy chó săn của làng cũng đang đuổi dồn đuổi dập lũ thỏ, mang, nai, nhím...chui vào những hầm chông, cùng bẫy dây đã chờ chực sẵn.

Không may có con cái mang thai dính vào bẫy, mọi người nhanh chân nhanh tay mau đi tìm lá thuốc chữa vết thương, thả chúng trở lại với rừng, nếu không muốn già làng phạt vạ.

Tất cả những thứ thu lượm được từ rừng đủ cho các bếp làm thành nhiều món ngon như cháo xương, món chua cùng canh thụt thơm nồng mùi hương ớt rừng, còn thêm rất nhiều món khác xâu thành xâu, chất từng đống. Mùi thức ăn tỏa ra thơm lựng. Tất cả món ăn không cần nồi nấu, những ống lồ ô và lá trên rừng luôn linh hoạt cho những bữa ăn được nấu tại chỗ trong ngày “tết rừng”, nó tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng mà không ở đâu có được.

Sản vật của rừng thức ăn trong ngày mừng năm mới.

Lũ thanh niên khỏe mạnh rủ nhau làm cái việc quan trọng nhất, mang cây đi trồng. Sự vất vả, mệt nhọc hằn rõ trên từng khuôn mặt, mỗi dáng người nhưng không vì thế mà các cô gái không nhận ra vẻ đẹp đầy sức sống của núi rừng, hương thơm của hoa rừng, vị ngọt ngào của những bài anhhông mà người con trai hát tặng; không vì thế mà chàng trai quên cây đàn Mbăt giấu dưới gùi, mang cây lại trồng gần người con gái mình thương để thổ lộ tình yêu. Cô gái nào chăm sóc được nhiều cây to, cây khỏe. Chàng trai nào trồng được nhiều cây, đều được nhiều người ngóng trông, chờ đợi.

Tiếng í ới, tiếng hú gọi nhau và những tiếng kêu đáp lại khiến khu rừng ngày thường yên lặng lạnh lẽo bỗng trở nên ồn ào, huyên náo. Mọi người tất tả trở về bên bếp nhà mình, mang phần thức ăn của gia đình mình lên khu đất rộng rãi tương đối bằng phẳng được già làng chọn làm bếp chung. Bữa ăn cộng cảm giữa rừng luôn như một sợi dây linh thiêng gắn bó mỗi thành viên của cộng đồng với nhau.

Ăn uống no say rồi cả buôn cùng múa hát. Múa hát chán chê lại vui chơi. Vui chơi mệt nhoài lại trò chuyện. Cứ thế, liên miên từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối, từ ngày trước đến ngày sau.

Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết rừng.

Mâm tết rừng.

Mất một thời gian sau, buôn Leck mới dần trở lại nếp sinh hoạt cũ. Còn dư âm vẫn như mật ngọt, men say để con người nhấm nháp, tiếp tục làm việc cật lực và lại hồi hộp, chờ đợi mong ngóng đến ngày tết rừng năm sau.

Để rồi quặn lòng khi nhìn thấy thay thế cho rừng là từng mảng đồi trọc như thiêu trụi hết tất cả sự sống dưới đất. Rừng chẳng còn để chắn che lũ làng qua những ngày bão lũ thiên tai. Dù biết là khó, tôi vẫn hằng ngày cố gắng cặm cụi trồng từng cây non, mơ mùi rừng trở lại ngày xưa.

THỦY VŨ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu