Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2019

Thủ tướng: Đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất, chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của thế giới

Sáng 22/2, dự diễn đàn về công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản, một lĩnh vực Việt Nam hiện đứng TOP 5 thế giới với kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,4 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề “theo tốc độ phát triển hiện nay thì sau 10 năm nữa, chúng ta có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần toàn cầu?”. Với chủ đề “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”, diễn đàn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và khoảng 600 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trên 300 doanh nghiệp. Đây là hội nghị thứ 2 về xuất khẩu gỗ, lâm sản được tổ chức trong vòng 6 tháng qua kể từ hội nghị tổ chức hồi tháng 8/2018 tại TP.HCM, với kỳ vọng đưa ra các giải pháp tạo bứt phá cho lĩnh vực này. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2005, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt

Ngành gỗ Việt Nam: Ra biển lớn ắt gặp sóng gió

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 1 đầu năm 2019 đạt 952 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ liên tục đạt đỉnh cao mới. Tuy nhiên, hành trình phát triển của ngành gỗ Việt Nam giống như một người từ ao làng bước ra biển lớn. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, sóng dữ ắt sẽ nhấn chìm. Nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm Sự phát triển “nóng” của ngành chế biến đã nâng vị thế của ngành gỗ Việt Nam trên trường quốc tế lên tầm cao mới, nhưng nội lực của ngành vẫn tiềm ẩn nhiều bất cập. Trước mắt, cần nói đến gỗ - nguyên liệu chiếm gần một nửa tổng chi phí sản phẩm. Theo bà Đỗ Thị Bạch Tuyết - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Woodsland, đông đảo doanh nghiệp sản xuất trong ngành chế biến gỗ đang gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu. Nguyên nhân chính là do thương lái thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên l

Ngành chế biến gỗ: Đích ngắm xa hơn

Kết thúc năm 2017, ngành chế biến gỗ Việt Nam đón tin vui khi kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016 và về đích trước 3 năm so với kế hoạch. Thị trường nội địa rộng nhưng chưa được ngành gỗ khai thác đúng mức Ngành gỗ Việt Nam hiện chiếm 6% thị phần thế giới, tiếp tục đứng đầu ASEAN, thứ hai châu Á và thứ năm thế giới, thuộc nhóm các nước mạnh về chế biến gỗ, và nằm trong top 6 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2017, các doanh nghiệp trong nước chiếm 53% và doanh nghiệp FDI chiếm 47%, là năm hiếm hoi ngành gỗ Việt Nam khẳng định được vị thế "sân nhà". Tuy nhiên, xét về các điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ này vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, thị trường nội địa được đánh giá hơn 4 tỷ USD vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh - Tổng giám đốc AA Corporation, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM  (HAWA), từ đây đ