Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2020

Giữ “báu vật” của rừng Hà Tĩnh cho mai sau

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều diện tích rừng tự nhiên và thuộc vùng phân bổ của loài lim. Rừng lim đầu nguồn biên giới Hương Sơn được ví như báu vật. Vì thế, ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh luôn đặt quyết tâm: Nơi nào đã có diện tích rừng lim thì tập trung khôi phục, bảo vệ, trồng giàu; nơi nào có tiềm năng thì khuyến khích trồng mới… Rừng lim giống đặc biệt Một cây lim cỡ lớn tại trạm Ngã Đôi. Năm 2004, Trạm Bảo vệ rừng Ngã Đôi (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn) được Bộ NN&PTNT tổ chức khảo sát điều kiện sinh thái và chọn rừng Ngã Đôi làm rừng lim giống. Anh Lưu Trọng Bằng (46 tuổi, công nhân công ty) trao đổi: "Mỗi cây lim thường 2 năm mới ra quả một lần. Đến mùa đổ hạt, chúng tôi nhặt về để sản xuất cây giống phục vụ người dân. Nói là rừng lim giống, nhưng rừng Ngã Đôi vẫn rất phong phú và có đủ loại cây bản địa. Riêng lim, khu rừng này có không dưới 1.000 cây chu vi trên 100 cm. Rừng Ngã Đôi có khoảng 1.000 cây chu vi trê

Nghìn đêm giữ rừng lim giữa đại ngàn Trường Sơn - Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dù lâm tặc luôn lăm le phá hoại nhưng hàng chục héc-ta rừng lim ở thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn vươn lên tươi tốt trong sự bao bọc của người dân. Ở đây, họ coi rừng như sinh mệnh, như những đứa con… Rừng lim trăm tuổi giữa đại ngàn Current Time 0:09 / Duration 1:18 Auto Video: Rừng lim cổ thụ giữa Trường Sơn. Căn nhà nhỏ của gia đình ông Trần Ngọc Lâm nép mình dưới chân núi Khe Năm, phía sau là cả một khu rừng tái sinh rộng hơn 20 ha; trong đó, có những cây lim hơn trăm năm tuổi, chu vi gốc đã hơn 300 cm. Thấy chúng tôi cùng cán bộ kiểm lâm đến, vợ chồng ông Lâm phấn khởi lắm. Bà khẩn thiết mời ở lại dùng bữa cơm, còn ông thì lo đi mượn thêm giày, thêm ủng để dẫn khách vào tham quan rừng. “Leo một tí thôi là thấy lim rồi, ngay sát sau vườn, nhiều cây 2 người ôm không hết” - ông Lâm vừa hướng dẫn chúng tôi kỹ thuật đi rừng để không bị vướng dây, không bị rắn, rết, vắt cắn, vừa khoe. Quả thật, chỉ đi chừng một đoạn ngắn thì cả một rừng lim hiệ

Rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi đang bị hủy diệt

(ANTV) - Gỗ  Pơ-mu là 1 loại gỗ quý thuộc nhóm I trong bảng xếp hạng các nhóm gỗ tại Việt Nam. Thế nhưng,  những cánh rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi trong khu vực rừng tự nhiên nằm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vẫn đang bị lâm tặc tàn phá nghiêm trọng. http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/rung-po-mu-hang-tram-nam-tuoi-dang-bi-huy-diet-312184.html   Những cây Pơ mu có đường kính từ 70 cm đến 1,2m bị lâm tặc cưa hạ không hề thương tiếc, tất cả có 19 cây Pơ mu bị cưa hạ trái phép tại tiểu khu 1219 thuộc lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông quản lý. Sự việc xảy ra vào tháng 4 vừa qua. Qua kiểm tra đo đếm của chủ rừng, tại hiện trường có khoảng 37 mét khối gỗ Pơ mu. Do bị lực lượng quản lý bảo vệ rừng phát hiện, nên lâm tặc chưa kịp tẩu tán.   Ông Chu Minh Quang, Phân trường 2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông cho biết, để vận chuyển gỗ từ tiểu khu 1219 đi ra khỏi rừng, thì lâm tặc chủ yếu sử dụng bằng

Báo động tình trạng phá rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi

(PLO)- Thời gian qua, những cánh rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi trong khu vực rừng tự nhiên nằm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk liên tục bị tàn phá nghiêm trọng. https://tv.plo.vn/Video/bao-dong-tinh-trang-pha-rung-po-mu-hang-tram-nam-tuoi-915262.html

Quảng Trị đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn vào năm 2020

(TN&MT) - Theo Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2025” vừa được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt thì tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến 2025 các sản phẩm đồ gỗ Quảng Trị sẽ trở thành thương hiệu địa phương nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế. Quảng Trị là địa phương có diện tích rừng trồng khá lớn với trên 23.400 ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Quảng Trị trở thành ngành sản xuất quan trọng với  công nghệ tiên tiến , hiện đại, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển công nghiệp của tỉnh; có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển chế biến sâu nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thâm nhập thị trường xuất khẩu; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu  tiêu thụ nội địa ; đóng góp tỷ trọng lớn vào quá trình  phát triển kinh tế - xã hội  của địa phương. Mục tiêu cụ thể năm 2020: Phát triển ngành chế biến gỗ trở thành  ngành công nghiệp mũi nhọn  của tỉnh Quảng

Để xuất gỗ duy trì tăng trưởng

VTV.vn - Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng kết thúc quý I/2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt hơn 2,7 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái. https://vtv.vn/vtv9/de-xuat-go-duy-tri-tang-truong-20200527135217157.htm Doanh nghiệp gỗ chuyển đổi số toàn diện, tăng khả năng tiếp cận khách hàngDoanh nghiệp gỗ tất bật sản xuất, đáp ứng đơn hàng xuất khẩuNgành gỗ phấn đấu đạt 20 tỷ USD xuất khẩu gỗ và nội thất Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, ngành hàng tỷ đô này đang có nhiều cách làm mới. Hiện các sản phẩm đồ gỗ cao cấp có đầu ra khá tốt. Điển hình dù thị trường khó khăn, nhưng doanh nghiệp tại Bình Dương vẫn có đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 9. Thêm cách làm mới từ ngành gỗ Việt là chuyển từ bán hàng truyền thống sang online. 7 năm gần đây xuất khẩu gỗ nước ta liên tiếp tăng trưởng và đã vượt mốc 10 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư bài bản, luôn đổi mới cách tiếp cận thị trường, kỳ vọng ngành hàng tỷ đô này sẽ biến nguy thành cơ và tiếp tục bứt phá.

Hàn Quốc cáo buộc gỗ dán Việt Nam bán phá giá 9,15 – 10,65%, Bộ Công Thương phản ứng

Gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam đang bị cáo buộc bán phá giá vào thị trường Hàn Quốc với biên độ từ 9,15 – 10,65%. Ngay sau khi Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam với biên độ phá giá từ từ 9,15 – 10,65%, Bộ Công Thương bày tỏ quan điểm đối với kết luận sơ bộ của Ủy ban Thương mại Hàn Quốc trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam. Theo đó, KTC sơ bộ cho rằng các doanh nghiệp gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam đang bán phá giá vào thị trường Hàn Quốc với biên độ từ 9,15 – 10,65% gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuât nội địa nước này. Sau khi nghiên cứu các nội dung trong kết luận sơ bộ, phân tích và đối chiếu với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như thực tiễn kinh nghiệm điều tra của các nước, ngày 25 tháng 5 năm 2020, Bộ Công Thương đã gửi bản lập luận để bày tỏ quan điểm đối với kết luận sơ bộ của KTC. Trong bản lập luận này, Bộ Công Thương đề nghị KTC xem xét

Tây Nguyên đang nóng lên vì tình trạng phá rừng

VTV.vn - Hoang tàn vì bị đốt làm nương rẫy, phá rừng để lấy gỗ, không chỉ rừng nghèo mà cả rừng phòng hộ cũng bị tàn phá không thương tiếc là thực trạng đáng buồn ở Tây Nguyên. Người dân không dám phản ảnh tình trạng phá rừng phòng hộ https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/tay-nguyen-dang-nong-len-vi-tinh-trang-pha-rung-20200311135457203.htm Theo số liệu chưa đầy đủ từ cơ quan quản lý rừng 5 tỉnh Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng mùa khô tại địa bàn các tỉnh này đã xảy ra gần 100 vụ các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; với các hình thức như phá rừng lấn chiếm đất rừng, đốt rừng làm nương rẫy… Trong báo cáo mới nhất của UBND huyện Kong chro, tỉnh Gia Lai - một trong những địa điểm phá rừng có quy mô lớn và mới nhất tại Tây Nguyên, trong 2 tháng mùa khô tại khu vực rừng phòng hộ Krong Chro đã xảy ra 7 vụ phá rừng. 4 lần kiểm tra với đủ thành phần nhưng chỉ phát hiện 12 cây cổ thụ bị chặt hạ và chỉ đề xuất xử lý hành chính nhưng đến này vẫn chưa tìm ra thủ phạm để xử lý. Không chỉ tại Gia Lai mà các t

Vụ phá rừng ở Kông Chro: Phát hiện thêm hàng chục cây gỗ lớn bị đốn hạ

VTV.vn - Liên quan tới vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn quy mô lớn tại huyện Kông Chro, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo địa phương kiểm tra làm rõ. Quá trình điều tra mở rộng, đoàn liên ngành đã phát hiện thêm rất nhiều cây gỗ tại khu vực này bị đốn hạ. Cụ thể, ngoài 12 cây gỗ với khối lượng trên 17m3 bị phát hiện trước đó, tại tiểu khu 805 còn có thêm 20 cây bị khai thác trái phép. Tổng khối lượng gỗ thiệt hại gần 50m3. Số gỗ sau khai thác đã bị lâm tặc tẩu tán khá nhiều, hiện trường còn lại khoảng gần 24m3. Hầu hết số gỗ bị đốn hạ trái phép là gỗ Dổi cùng một vài cây Chò Chỉ, Kháo.  Cũng theo nhận định của cơ quan chức năng, phần lớn số gỗ khai thác trong 2 năm vừa qua. Việc khai thác gỗ với khối lượng lớn, thời gian dài nhưng chủ rừng là UBND xã không kịp thời ngăn chặn khiến rừng tại khu vực đơn vị quản lý bị xâm hại nghiêm trọng.

Khởi tố vụ án phá rừng quy mô lớn ở Kon Tum

VTV.vn - Ngày 26/5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Tỉnh Kon Tum đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản xảy ra tại huyện Kon Rẫy. Tây Nguyên đang nóng lên vì tình trạng phá rừng Sau loạt phóng sự về tình trạng phá rừng quy mô lớn ở tỉnh Kon Tum mà bản tin Thời sự VTV đã phản ánh cuối tháng 4 vừa rồi. Công an tỉnh đã kiểm tra, xác minh làm rõ các thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, sau khi kiểm tra hiện trường các tiểu khu ở trên địa bàn Huyện Kon Rẫy, công an Tỉnh đã phát hiện khoảng 55 khối gỗ đã được cắt xẻ thành gỗ hộp để ở trên rừng. Trước đó, bản tin Thời sự đã phản ánh ở Huyện Kon Rẫy sử dụng cả xe máy cày vào tận rừng sâu để phá rừng. Hàng đêm, xe máy cày về bãi tập kết ở ven rừng thuộc xã Đăk Côi để chuyển gỗ khai thác trái phép sang xe tải. Cách đây 2 tuần, công an Tỉnh Kon Tum cũng đã khởi tố 1 bị can là chủ thu mua gỗ trái phép trên địa bàn Huyện Đắk Tô. Đối tượng này đồng thời là bị can mà người dân đã

Vì đâu rừng Lâm Đồng tan hoang ? Dự án hơn 25.000 tỉ đồng để... mất rừng

Theo điều tra của PV  Thanh Niên , nhiều cá nhân, tổ chức không chỉ “núp bóng” dự án trồng cao su để triệt hạ rừng tự nhiên, thậm chí là triệt hạ nhiều khu rừng có gỗ quý, cổ thụ... Rừng khu vực dự án Khu đô thị nam Đà Lạt bị tàn phá, lấn chiếm GIA BÌNH Điển hình là dự án Khu đô thị thương mại,  du lịch  nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị nam Đà Lạt) nằm ở H.Đức Trọng (Lâm Đồng) của Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Công ty Sài Gòn - Đại Ninh, trụ sở tại TP.Đà Lạt). 257 ha rừng bị tàn phá Công ty Sài Gòn - Đại Ninh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện  dự án Khu đô thị nam Đà Lạt  vào ngày 30.12.2010. Dự án nằm trên địa bàn 4 xã của H.Đức Trọng (gồm Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan), có tổng diện tích đất quy hoạch lên đến hơn 3.595 ha (trong đó diện tích thuê rừng trên 1.050 ha), tổng vốn đầu tư 25.243 tỉ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2010 - 2018. Dự án có 6 phân khu chức năng, khi hoàn thành có quy mô dân số lưu trú thường xuyên k