Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2019

Giáng chức Hạt trưởng Kiểm lâm để lâm tặc phá rừng

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông đóng tại xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) bị giáng chức do để lâm tặc phá rừng. Ngày 27/12, thông tin từ lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã chính thức ra văn bản thi hành kỷ luật bằng hình thức giáng chức đối với ông Ngô Kim Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông. Lý do ông Ngô Kim Thái, bị kỷ luật giáng chức là vì đã thiếu tinh thần trong quản lý, kiểm tra, giám sát để xảy ra tình trạng người dân khai thác rừng trái phép trong thời gian kéo dài. Ngoài ra, các cán bộ vi phạm khác, theo phân cấp sẽ do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị thi hành kỷ luật.              Như NNVN đã thông tin, ngày 19/11, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định kỷ luật về mặt Đảng đối với Chi bộ Ban quản lý Khu BTTN Đakrông (xã Tà Long, huyện Đakrông) và một số lãnh đạo, cán bộ công tác tại Hạt Kiểm lâm KBTTN Đakrông. Theo đó, ông Ngô Kim Thái, Bí thư Chi bộ Ban quản lý Khu BTTN Đakrông, Hạt trưởng

Ngành gỗ khai thác tốt lợi thế, hạn chế thách thức

Năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước hoàn thành mục tiêu 11 tỷ USD. Năm 2020, ngành gỗ trong nước được đánh giá sẽ đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) cần nỗ lực nhiều hơn.  Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Minh Phát 2 (phường Bình Chuẩn, TX.Thuận An). Ảnh: TIỂU MY  Tiếp tục một năm thắng lợi Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, cho biết năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước hoàn thành mục tiêu 11 tỷ USD do Thủ tướng Chính phủ đặt hàng. Trong thời gian tới, ngành còn nhiều dư địa phát triển, với dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2020 có thể đạt từ 12 - 13 tỷ USD, năm 2025 đạt 20 tỷ USD. Theo ông Hiệp, ngành nội thất đang nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ, khi nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gỗ vẫn “nằm” lại trong nước. Đây là lợi thế lớn nhất của ngành gỗ, bởi nhiều ngành khác có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng cũng tỷ lệ

Woodsland đang tiến lên chuỗi giá trị cao hơn trong ngành gỗ

Năm 2018, khi doanh thu vượt mốc 1.500 tỉ đồng, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Woodsland, nhà chế biến gỗ hàng đầu ở Hà Nội, đã bắt đầu tính cách vượt thử thách cho năm tài chính mới. Bởi thương chiến Mỹ - Trung dù được dự đoán sẽ là động lực cho sự phát triển của ngành gỗ nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp trong ngành phải đương đầu với khó khăn do thương chiến kéo dài. Đơn hàng của ikea Người viết gặp ông Vũ Hải Bằng tại Hà Nội. Những ngày này, đơn hàng nhiều do rơi vào thời điểm cuối năm. Cùng với hơn 2.600 cộng sự, người đứng đầu Woodsland đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu cả năm. Dù công việc bộn bề nhưng ông vẫn dành thời gian có mặt tại các hội thảo chuyên ngành. Theo ông, việc tham gia các tổ chức ngành nghề cũng là cách để doanh nghiệp gần nhau hơn, liên kết tạo nên sức mạnh chung. “Thương chiến khiến nhiều doanh nghiệp ván công nghiệp Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh xuất xứ, gây ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp nội địa. Đã có nhữ

Bắt giữ 25 container gỗ xuất đi Trung Quốc trốn thuế 3 tỉ đồng

Lô hàng này do một doanh nghiệp tại Bình Phước mở 14 tờ khai xuất đi Trung Quốc với mức thuế 10%, trong khi thực tế 25%. Ông Trần Việt Thắng (thứ 2 từ phải sang) đang chỉ đạo khui lô hàng gỗ xẻ trốn thuế tại cảng Cát Lái T.HÒA Sáng nay (10.12) tại cảng Cát Lái, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM và Phòng Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM (PC03) thực hiện khám xét lô hàng gồm 25 container xuất khẩu đi Trung Quốc. Thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, lô hàng nêu trên do Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Á Châu mở 14 tờ khai và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành - Cục Hải quan Bình Phước. Theo khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu là “ván lạng sản xuất từ gỗ cao su”, có mức thuế suất thuế xuất khẩu 10%. Lô hàng đã được hệ thống phân luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ và lô hàng đã được thông quan). Lực lượng chức năng đang

Hàn Quốc khởi xướng điều tra CBPG sợi gỗ dán của Việt Nam

Trong vòng 4 tuần kể từ ngày khởi xướng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sợi gỗ dán có liên quan của Việt Nam có thể gửi ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm bị điều tra. Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 3/12 Cục phòng vệ thương mại vừa nhận được thông báo về việc Ủy ban thương mại Hàn Quốc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm sợi gỗ dán (Plywood) của Việt Nam. Sản phẩm bị yêu cầu điều tra là các sản phẩm gỗ dán thuộc các mã HS: 4412.31.4011; 4412.31.4019; 4412.31.4021; 4412.31.1029; 4412.31.5010; 4412.31.6010; 4412.31;6090; 4412.31.7010; 4412.31.7090; 4412.33.4010; 4412.33.4020; 4412.33.5000; 4412.33.6000; 4412.33.7000; 4412.34.4020; 4412.34.5000; 4412.34.6000; 4412.34.7000; 4412.39.9000; 4412.99.6000; 4412.99.9100; 4412.99.4100; 4412.99.5100. Thời kì điều tra từ 1/7/2018 đến 30/6/2019. Các bên liên quan có thể gửi ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm bị điều tra và gửi KTC trong vòng bốn tuần kể từ ngày

Ngành gỗ Việt Nam, hành động sớm để không bị vạ lây

(ĐTCK) Trong khi các doanh nghiệp gỗ trong nước chưa tận dụng hết được tiềm năng để phát triển, thì lại đang đối mặt với nhiều rủi ro mới, đặc biệt là về gian lận thương mại. Để không bị vạ lây, cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần sớm có hành động quyết liệt. Ngành gỗ Việt Nam, hành động sớm để không bị vạ lây Nguy cơ được báo trước Theo bà Cao Thị Cẩm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), ngành gỗ Việt có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển, nhưng các doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế. Không những thế, ngành này đang chịu tác động mạnh từ diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành gỗ Việt Nam. Theo bà Cẩm, có một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, bao gồm các yêu cầu về tính pháp lý của mặt hàng gỗ tại các thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc hay Nhật Bản ngày càng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là một trong