Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2020

Hành trình bắt nhóm lâm tặc phá rừng trăm tuổi

TP - Chuyên án bắt nhóm lâm tặc phá rừng nguyên sinh quy mô lớn do Công an huyện Krông Bông (Đắk Lắk) xác lập vừa qua được ví như “quả đấm” đập tan sự hoài nghi trong dư luận về sự thách thức của những kẻ hủy hoại rừng. Nhóm đối tượng khai thác gỗ trái phép bị bắt tại chỗ Vừa trở về sau nhiều ngày đêm ăn rừng, ngủ rừng mật phục bắt nhóm lâm tặc khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 1174 rừng nguyên sinh thuộc địa phận xã Hòa Lễ, thiếu tá Nguyễn Văn Thảo (Đội trưởng Đội cảnh sát Kinh tế - Môi trường, Công an huyện Krông Bông) không nghỉ ngơi, mà  bắt tay thực hiện các bước tiếp theo mở rộng vụ án. Tham gia trực tiếp vào chuyên án ngay từ ngày đầu xác lập cho đến lúc mở cuộc vây ráp, thiếu tá Thảo cho biết, hơn 2 tháng ròng các chiến sĩ trong đội mật phục theo dõi vụ việc. Mỗi trinh sát đảm nhận 1 nhiệm vụ khác nhau để điều tra rõ đối tượng cầm đầu, phương thức, thời gian hoạt động... Bản thân thiếu tá Thảo nhận nhiệm vụ lần theo dấu vết lâm tặc tìm vị trí khai thác, thời gian, số lượng ng

Khởi tố vụ án phá rừng trong danh thắng Langbiang

TTO - Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án phá rừng trong danh thắng Langbiang. Hồ sơ được chuyển sang Công an huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) để điều tra mở rộng. Xem xét khởi tố vụ đốn hạ thông cổ thụ trong danh thắng Lang Biang Vụ 'phá rừng dầu' ở Côn Đảo: Đất công làm du lịch, đất rừng làm... tái định cư Phá rừng dầu tự nhiên để làm khu tái định cư Thông cổ thụ bị phá ngay bên trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Langbiang - Ảnh: M.V. Ngày 28-6, Công an huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) cho biết Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ sang Công an huyện Lạc Dương để điều tra, làm rõ vụ  phá rừng phòng hộ xung yếu, lấn chiếm đất rừng tại dãy núi Langbiang  mà  Tuổi Trẻ  đã phản ánh. UBND huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã thống kê lượng thông 3 lá cổ thụ bị tàn phá bên trong danh thắng gồm 129 cây thông có đường kính thân khoảng 0,5m bị đốn hạ. Tổng diện tích thông rừng bị tác động khoảng 7.000m2. Thông cổ thụ bị phá bằng 2 hình thức: đốn hạ và

Cửa nào cho ngành gỗ?

Dịch Covid-19 ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh Chưa hết khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh do Covid-19, ngành gỗ tiếp tục gặp khó khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với mặt hàng gỗ dán. Tại sao gỗ dán Việt bị kiện? Việc gỗ dán làm từ gỗ cứng của Việt Nam bị DOC khởi kiện là tin không vui, nhưng hoàn toàn không bất ngờ. Từ thời điểm cuối năm 2018 đến nay, doanh nghiệp gỗ dán đã liên tục nhận được cảnh báo về nguy cơ phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Thậm chí, gỗ dán luôn nằm trong mức cảnh báo cao nhất - mức cảnh báo số 4. Đi tìm nguyên nhân, có thể thấy, trong thời gian dài, Trung Quốc là nguồn cung gỗ dán lớn nhất cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 2017, mặt hàng này đã bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá ở mức 183,36%; thuế chống trợ cấp từ 22,98% - 194,9%. Mức thuế quá cao khiến giá sản phẩm thiếu sức cạnh tranh và kim ngạch xuất khẩu

Rừng Tây Nguyên tan hoang, hao hụt nghìn héc ta do... bão?

TP - Những con số mất rừng được công bố tại Hội nghị “Tăng cường công tác bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên” vừa diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột (nơi có diện tích rừng bị phá nhiều nhất) khiến dư luận kinh ngạc. Có nguyên nhân mất rừng được đưa ra là do…bão. Một vụ phá rừng tại Ðắk Lắk Khởi tố vụ án phá rừng thượng nguồn sông Bồ  Phá rừng ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang​ Lạng Sơn: Cán bộ tiếp tay phá rừng phòng hộ Mất 7.000 héc-ta  do… bão PV  Tiền Phong  nhiều lần xâm nhập thực tế những vụ phá rừng quy mô lớn ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Một đặc điểm chung khi đi vào hiện trường, đều phải qua một con đường độc đạo có chốt kiểm soát của kiểm lâm. Gần đây nhất, vụ hủy hoại rừng dịp Tết Nguyên đán, nhóm phóng viên phải đi qua một chốt bảo vệ rừng thuộc quản lý của Cty TNHH Lâm nghiệp Chư Phả (huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk). Bên trong là những cây gỗ “khủng” nằm ngổn ngang, những cánh rừng bị châm lửa đốt lan cả vùng

Truy tìm thủ phạm phá rừng khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

TPO - Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho rằng kiểm lâm có dấu hiệu buông lỏng quản lý, không kịp thời phát hiện và lập hồ sơ xử lý các vụ vi phạm tại khu vực này khiến rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Hiện trường vụ phá rừng Phá rừng ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang​ Nhức nhối nạn phá rừng ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang Sáng 27/6, Công an huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xác nhận đang điều tra làm rõ vụ phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất rừng tại tiểu khu (TK) 112B thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang. Lâm phần này do Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà quản lý nên Vườn đã khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho cơ quan công an. Tổng diện tích rừng phòng hộ bị phá hơn 6.400m2 với số cây thông ba lá bị cưa hạ, đầu độc, “ken” gốc (băm nát quanh gốc cho cây chết dần) lên đến 129 cây, trữ lượng lâm sản còn sót lại ở hiện trường hơn 45,8m3. Như Tiền phong đã đưa tin, có tới 9 vị trí rừng bị phá tại di tích quốc gia Lang Biang; đồng thời là một trong những khu dự trữ sinh quyển của

Khởi tố 2 nghi can thuê người phá rừng nguyên sinh

Lê Ngọc Phúc và Trần Minh Phúc khai nhận cùng nhau bàn bạc, góp vốn rồi thuê những người còn lại vào khu vực rừng nguyên sinh ở H.Krông Bông khai thác lâm sản trái phép về bán lấy tiền. Ngày 26.6, Viện KSND H.Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trần Minh Phúc (31 tuổi) và Lê Ngọc Phúc (47 tuổi, cùng trú H.Krông Bông) để điều tra về hành vi  vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản . Theo điều tra ban đầu, đêm 12.6, Công an H.Krông Bông bắt quả tang Trần Minh Phúc cùng Y Tứ Niê (19 tuổi) và Y Phan Niê (18 tuổi, cùng trú H.Krông Bông) đang khai thác lâm sản trái phép tại tiểu khu 1174 thuộc xã Hòa Lễ, H.Krông Bông. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ 147 hộp, phách gỗ các loại xoan đào, phay, bạch tùng..., với tổng khối lượng hơn 80 m 3 . Mở rộng điều tra, Công an H.Krông Bông tiếp tục bắt giữ Lê Ngọc Phúc cùng 4 nghi can khác. Bước đầu, Lê Ngọc Phúc và Trần Minh Phúc khai nhận cùng nhau bàn bạc, góp v

Đắk Lắk: Khởi tố 2 đối tượng thuê người khai thác gỗ trái phép

Ngày 26/6/2020, thông tin từ việ‌n Kiểm sá‌t nhân dân huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã phê chuẩn quyết định khở‌i t‌ố b‌ị ca‌n, lệnh tạm gia‌m đối với Trần Minh Phúc (31 tuổi) và Lê Ngọc Phúc (47 tuổi), cùng trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, điề‌u tr‌a về hàn‌h v‌i ’Vi phạ‌m quy định về khai thá‌c, bảo vệ rừng và lâm sả‌n’.  Các đối tượng tại công an huyện Xem Video: xé‌t x‌ử công khai vụ á‌n khai thác gỗ quý hiếm trá‌i phép tại Nghệ An XEM VIDEO CLIP: Play Mute Current Time 0:00 / Duration Time 0:00 Loaded : 0% Progress : 0% Fullscreen Xét xử công khai vụ án khai thác gỗ quý hiếm trái phép tại Nghệ An Quá trình mở rộng điề‌u tr‌a, ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sá‌t điề‌u tr‌a Công an Huyện Krông Bông tiếp tụ‌c bắ‌t giữ Lê Ngọc Phúc cùng bốn đố‌i tượ‌ng khác liên quan. Ban đầu, các đố‌i tượ‌ng khai nhậ‌n, Lê Ngọc Phúc và Trần Minh Phúc cùng nhau bàn bạc, góp vốn rồi thuê những người còn lại lên rừng nguyên sin‌h thuộc xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, khai thác lâm sả‌n trá‌i