Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

Tìm hiểu về gỗ cây đổi màu và ứng dụng đời sống

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-go-cay-doi-mau-va-ung-dung-doi-song/ Gỗ đổi màu được phát hiện và ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại gỗ này có màu xanh ngọc tương tự như gỗ trắc xanh. Loại gỗ này được biết tới nhiều ở huyện Krông Năng – Đắk Lắk. Với đặc tính khá kỳ lạ của loài gỗ này là có thể đổi màu theo ánh sáng. Trong giới chơi gỗ thì cây gỗ đổi màu còn được gọi với các tên gọi khác nhau như: trắc tía, trắc xanh,, bách xanh, tắc kè, kỳ đà… Chuyện về cây gỗ đổi màu khá ly kỳ, khi một số người đi rừng vô tình phát hiện đặc tính đổi màu của loại cây gỗ này. Sau đó chuyện đến tai người dân các xã khác và họ cũng đổ xô vào rừng tìm  kiếm , dẫn đến tình trạng gỗ đổi màu đang trên tình trạng khan hiếm. TÌM HIỂU GỖ ĐỔI MÀU Gỗ đổi màu là loại gỗ tự nhiên có khả năng tự thay đổi màu sắc của mình dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ môi trường. Hiện tại, gỗ đổi màu vẫn đang là chất liệu được nghiên cứu từ bộ Lâm Nghiệp Việt Nam. Nó vẫn chưa được kết luận chính xác

Bốn sáng kiến của doanh nghiệp gỗ để tồn tại và chuẩn bị quay lại sau dịch

Cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng đang hết sức nỗ lực, cố gắng duy trì hoạt động sản xuất và kỳ vọng có thể chuẩn bị các nguồn lực nhằm trở lại kinh doanh nhanh chóng sau đại dịch COVID-19. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá, trong bối cảnh này, doanh nghiệp chỉ có 2 sự lựa chọn. Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ càng các bước tiếp theo để khi bệnh dịch qua đi có thể tăng tốc trở lại vị trí trước dịch. Hai là đóng cửa và phá sản. Dù thực tế, không doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai nên đều phải cố gắng tìm mọi cách để tồn tại. Hiện trong cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu thực hiện bốn sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị để quay trở lại sau dịch. Thứ nhất, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bă

Việt Nam mở rộng nguồn cung nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Tăng cường tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu có chứng nhận xuất xứ hợp pháp đến từ những thị trường mới là lựa chọn mang tính chiến lược cho việc phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu còn tăng Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng phấn khởi. Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch của ngành đạt hơn 7,3 tỷ USD, tương đương 86% mục tiêu xuất khẩu toàn ngành trong năm 2019. Với mức tăng đều như hiện nay và thực tế đơn hàng đang thực hiện tại các doanh nghiệp (DN), các chuyên gia dự đoán, năm nay ngành gỗ sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số, sớm hoàn thành mục tiêu xuất siêu 11 tỷ USD mà Chính phủ đề xuất. Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, thành quả của ngành gỗ có được không chỉ đến từ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mà còn nhờ tổng hòa được rất nhiều yếu tố. Trong đó, đáng ghi nhận là chiến lược tổ chức nguồn ng

Bốn thách thức mới của ngành chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước bốn thách thức mới phải giải quyết sớm. Trong đó, nổi bật là tính cạnh tranh sản xuất tại Việt Nam tăng cao do các doanh nghiệp (DN) FDI tham gia thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tư duy lại mô hình sản xuất chế biễn gỗ” do Hội Thủ công mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) kết hợp cùng Công ty Yorkers tổ chức ngày 10/9. Ngành gỗ đứng trước thách thức mới Theo số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản 8 tháng đầu năm nay đạt 7,08 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm khoảng 26,6% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 6,66 tỷ USD. 5 thị trường chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với đà phát triển của các đơn hàng cuối năm, ngành gỗ hy vọng sớm hoàn thành chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đưa kim ngạ

Tăng trưởng hấp dẫn, ngành gỗ phải gánh sức ép lớn từ FDI

Chỉ trong 9 tháng của năm 2019, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ đã cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng kí cả năm 2018. Trung Quốc đứng đầu danh sách đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 9,64 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kì năm 2018. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2019 với khoảng 81% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này. Trong đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh  với giá trị xuất khẩu đạt 4,2 tỉ USD, tăng tới 34,5%. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Việt Nam được đánh giá là đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới khác như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác. Việc tận dụng tốt các cơ hội là động lực thúc đẩu xuất khẩu gỗ

Đồ nội thất gỗ Việt Nam muốn tận dụng cơ hội từ EVFTA để tăng thị phần tại Đức

Với nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lên tới hàng tỉ euro và hơn 1 triệu tấn hàng năm, thì lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn quá nhỏ. Báo cáo thị trường nông lâm thủy sản số ra ngày 13/12 của Bộ Công Thương dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Đức trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 3,27 tỉ USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với cùng kì năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Đức đạt 2.610,7 USD/tấn, giảm 1,5% so với cùng kì năm 2018. Về thị trường nhập khẩu, chủ yếu từ Ba Lan với khối lượng thu mua từ thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 519.000 tấn, trị giá 1,35 tỉ USD, tăng gần 4% về lượng, tăng 0,6% về trị giá so với cùng kì năm 2018. Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ hai cho Đức trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 112.000 tấn, trị giá 315 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 15,6% về trị giá. Tỉ trọng nh

“Bộ lọc” FDI cho ngành chế biến gỗ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dẫn tới sự dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam, mang lại rủi ro cho ngành gỗ trong nước. Việc các công ty Trung Quốc đã lấy Việt Nam làm điểm trung chuyển làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, gây sự nghi ngờ cho các đối tác quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Vấn đề này thu hút nhiều quan tâm hơn khi Hải quan Mỹ mới đây đã phát hiện Công ty Finewood Việt Nam có hành vi nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, đưa về nhà xưởng thay đổi nhãn mác xuất xứ Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Cùng với đó, doanh nghiệp này cũng có hành vi làm giả C/O do Việt Nam cấp dù thực tế hàng hóa hoặc không được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc đã xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Họ làm giả C/O từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra những cơ hội mới cho việc mở rộng đầu tư FDI vào ngành gỗ Việt Nam, bao gồm cả sự mở rộng về số lượng và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong thời gian gần đây. Năm 2018 có 52

Gian lận thương mại, rủi ro lớn cho ngành gỗ Việt

VOV.VN - Để gây áp lực đối với Trung Quốc, Mỹ đã áp thuế bổ sung 25% đối với 44 mã hàng gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 10/5/2019. Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng “nóng”, thể hiện ở việc nâng cao kim ngạch, đặc biệt là xuất khẩu, và các dự án FDI đầu tư vào ngành tăng rất nhanh. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời cũng dấy lên lo ngại rủi ro về gian lận thương mại trong bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tăng trưởng cao… Thời gian gần đây, đầu tư ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh. Theo báo cáo Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam của Hiệp hội gỗ và Forest Trends, trong 9 tháng năm 2019 có 67 dự án đăng ký mới, tương đương cả năm 2018. Tổng số vốn đầu tư của các dự án này trên 581 triệu USD, tăng hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký cả năm 2018. Đặc biệt, các dự án FDI mới tập trung chủ yếu vào mảng chế biến gỗ chiếm hơn 64% số dự án đăng ký trong lĩnh vực này. Gian lận thương mại, rủi ro lớ

Một số ý kiến về rừng và ngành gỗ Việt Nam

Các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng tự nhiên, rừng trồng không khá lên và có cảm giác như đang vào ngõ cụt. Lý do ở đây là không quản lý, bảo vệ nổi diện tích, chất lượng rừng, thu nhập thấp, đời sống khó khăn… Cha ông ta đã tự hào rằng “Rừng vàng biển bạc” và quả có sai đâu! Trước khi thống nhất đất nước (30.4.1975), đất nước ta đâu đâu cũng có rừng xanh che phủ. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với rừng sát – một kiểu rừng ngập nước nhiệt đới, phủ kín vùng châu thổ phì nhiêu. Rừng cả vùng Đông Nam Bộ với cây họ dầu, bằng lăng bạt ngàn. Rừng Tây Nguyên vô tận, đặc biệt là gần 1 triệu hecta rừng khộp: một đặc hữu sinh thái hiếm có trên trái đất này… Rồi cả dãy Trường Sơn từ Bắc Trung Bộ vào tới Bắc Tây Nguyên với dải rừng trùng trùng điệp điệp, rừng lá rộng thường xanh, mưa mùa, nhiệt đới. Ra tới Việt Bắc, Tây Bắc… đâu đâu cũng có rừng che phủ. Độ che phủ rừng tự nhiên khi đó có lẽ trên 40 – 45% đất nước. Rừng đóng góp vô cùng quý giá cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội, an

Đồ nội thất gỗ Việt Nam hứa hẹn sẽ tăng trưởng cao tại Canada nhờ CPTPP

Vinanet - Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các thị trường cung cấp chính cho Canada trong những tháng đầu năm 2019, đặc biệt với CPTPP triển vọng tăng trưởng còn dự báo tiếp tục tăng cao. Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản số ra mới nhất ngày 29/11 của Bộ Công Thương chi biết theo Cơ quan thống kê Canada, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada trong tháng 9/2019 đạt 173,2 triệu USD, tăng 3,2% so với tháng 9/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đạt 1,59 tỉ USD, giảm nhẹ so với cùng kì năm trước. Canada nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, trị giá nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm tới 87,6% tổng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện Canada đang giảm nhập khẩu từ Mỹ và EU, nhưng tăng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ có tốc độ tă

Tương lai mịt mờ gỗ Việt

Năm 2019, xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt kỷ lục khi thu về hơn 11 tỷ USD (tăng gần 107% so với kế hoạch và ghi nhận xuất siêu hơn 8 tỷ USD). Năm 2020, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 12,5 tỷ USD. Song những con số ấn tượng này không đủ để xóa đi âu lo về tương lai mịt mờ của ngành gỗ đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Nguy cơ “trạm trung chuyển” Năm 2019, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch từ 5 thị trường này đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả ngành. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, nhập khẩu 5,1 tỷ USD mặt hàng gỗ từ Việt Nam, tăng 42% so với kim ngạch năm 2018. Hiện kim ngạch từ Mỹ chiếm 50% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào tất cả thị trường. 3 thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và EU có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khoảng 10-17% so với 2018. Các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao bao gồm đồ nội thất, dăm gỗ và các loại ván.  Dẫu vậy, khi

Gỗ Việt và cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ năm 2020

Dự báo thị trường nhà ở Mỹ sẽ được cải thiện trong năm 2020 kéo theo nhu cầu về đồ nội thất tăng, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp gỗ Việt gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường này. Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2019 đạt đến 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Đáng chú ý, trong năm 2019 nhóm sản phẩm này của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu đến thị trường Mỹ với trị giá 5,33 tỷ USD, tăng đến 36,9% so với năm 2018. Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ cho Mỹ trong 11 tháng năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Trung Quốc nên trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ thị trường này giảm mạnh trong 11 tháng năm 2019. Theo đó, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ Trung Quốc ở mức 34,6%, giảm 11,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ tăng mạnh nhập khẩu đồ

Trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Tờ trình của Chủ tịch nước về việc trình Quốc hội phê chuẩn hai Hiệp định trên tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới. Chiều 28/4, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, với tinh thần tập trung, trách nhiệm, quyết tâm, trong 6 ngày làm việc, các nội dung của Phiên họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, xem xét thận trọng trước khi quyết định để các cơ quan có căn cứ tiếp thu kịp thời. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan khẩn trương rà soát những nội dung đã có ý kiến thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này để phối hợp đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hoàn thiện các báo cáo, tờ trình. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với sự vào cuộc quyết liệt, đoàn kết, đồng lòng, chung sức của hệ thống c

Kiến nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho DN chế biến gỗ và lâm sản

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ đưa doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản vào diện được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị bổ sung ngành chế biến gỗ, lâm sản vào đối tượng tại dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Cụ thể, bổ sung khoản 1, Điều 1 dự thảo Nghị định về “Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (bao gồm cả giường, tủ, bàn). Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, lây lan ở nhiều quốc gia, báo cáo bước đầu của các Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, dịch bệnh Covid 19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản. Hầu hết các quốc gia là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã ban lệnh hạn chế di chuyển, đóng cửa biên giới, gây ảnh hưởng đến khả năng giao nhận, phân phối và tiêu thụ đồ gỗ tại các siêu thị, cửa hàng nên đã làm giảm đáng kể hoạt động mua sắm hàng hóa trong dịp Xuân Hè, đây là dịp mua sắm lớn tại các quốc gia

Dịch Covid-19 ở Mỹ, EU: Hơn 5.000 doanh nghiệp ngành gỗ điêu đứng

Nếu như 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ là một trong số ít mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid-19 thì từ khi dịch ở Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và nhiều nước EU trở nên phức tạp, những khó khăn đã thực sự bắt đầu. Đã khó khăn, còn cắt điện không báo trước Ngay từ những ngày đầu năm 2020, mặc những tác động của dịch Covid-19 khiến nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc bị gián đoạn, ngành gỗ vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 1,48 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Những tưởng “bóng đen” của Covid-19 không ảnh hưởng nhiều đến ngành gỗ, nhưng từ khi các nước EU, rồi tiếp theo là Mỹ phải quay cuồng trong bão dịch thì mọi việc đã khác. Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hải Bằng - Giám đốc Công ty CP Woodsland cho biết, dịch Covid-19 như cơn lốc quét khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ không kịp trở tay. "Đầu năm 2020 công việc đang trên đà thuận lợi với nhiều đơn hàng mới thì dịch Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc. Khi đó, chúng tôi c

Thủy sản, gỗ gồng mình ứng phó với khách Mỹ, EU hủy đơn hàng

Các nhà hàng, khách sạn, quán ăn… đã đóng cửa để ngăn chặn nguy cơ đại dịch bùng phát dẫn đến đơn hàng mới về thủy hải sản chưa được ký lại, hàng tồn kho nhiều. Do tác động của dịch COVID-19, nhiều đơn hàng của các công ty ngành gỗ và thủy sản bị hủy. Điều này dẫn tới hoạt động sản xuất bị ngừng trệ, hàng triệu lao động đứng trước nguy cơ bị mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ tới an sinh xã hội. “Diễn biến quá nhanh” Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, cho biết cùng với nhiều ngành khác ngành gỗ cũng đang chịu tác động rất lớn từ dịch COVID-19. Đơn cử như mặt hàng gỗ outdoor đang bị đối tác từ Mỹ và châu Âu hủy đơn lên tới 70%; mặt hàng indoor bị ngưng đơn 50%-55% và mặt hàng dăm gỗ, giấy, ván ép... cũng trong tình trạng tương tự. Nguyên nhân là nhiều trung tâm thương mại lớn trên thế giới tại thị trường Mỹ, châu Âu... đang trong đỉnh dịch nên giao thương giảm