Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

Lợi dụng dịch, lâm tặc "xẻ thịt" nhiều cây cổ thụ rừng tự nhiên

  Lợi dụng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lâm tặc đốn, xẻ nhiều cây gỗ cổ thụ ở rừng tự nhiên M’Drắk (Đắk Lắk). Lợi dụng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lâm tặc ngang nhiên đốn hạ, xẻ hộp cây gỗ ngay tại khu vực rừng thuộc lâm phần xã Ea Lai, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, sau đó vận chuyển ra ngoài. Con đường dẫn vào "công trường" đốn gỗ của lâm tặc. Khi phóng viên có mặt tại đây, nhiều cây gỗ đường kính tới 1m bị cưa đổ, nằm ngổn ngang chờ vận chuyển ra ngoài. Tại điểm rừng cách đó không xa cũng có những cây gỗ lớn bị đốn hạ. Lâm tặc đã xẻ những tảng gỗ lớn mang đi, để lại gốc và phần gỗ mảnh của những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Ngoài ra, trên mặt đất có một số lóng gỗ lớn lâm tặc chưa kịp vận chuyển ra khỏi rừng, vết nhựa cho thấy chúng còn rất mới   Khu lán trại được nhóm lâm tặc dựng lên, vẫn còn nhiều vật dụng cho việc sinh hoạt trong rừng.   Nhiều phách gỗ được xẻ vuông vức, chờ thời điểm thuận lợi để kéo về xuôi. Ngay sau khi tiếp cận hiện trườ

Phú Yên yêu cầu làm rõ thông tin vụ phá rừng phòng hộ ở huyện Sơn Hòa

  VOV.VN - Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh Phú Yên, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa chỉ đạo, kiểm tra làm rõ các thông tin báo chí nêu về việc rừng phòng hộ ở huyện Sơn Hòa bị tàn phá. Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên vừa có Công văn truyền đạt ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên về việc kiểm tra thông tin phản ánh rừng phòng hộ ở huyện Sơn Hòa bị tàn phá. Trước đó,   VOV đã có bài phản ánh   trong thời gian qua, nhiều diện tích rừng phòng hộ ở khu vực suối Sổ, suối Dĩ và suối Cheo Reo - vị trí đầu nguồn sông Trà Bương thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bị tàn phá, nhiều cây gỗ bị đốn chặt nằm la liệt. Cách thức phá rừng khá tinh vi, diễn ra một thời gian dài, rừng tự nhiên bị “cạo trọc” đến đâu thì cây keo được trồng đến đó. Hiện trường rừng phòng hộ ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bị tàn phá.  (Ảnh: Phạm Cường) Trong khi rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhưng chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát tr

Phát hiện vụ hủy hoại rừng quy mô lớn ở Đắk Lắk

  Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk phát hiện vụ hủy hoại rừng quy mô lớn xảy ra giữa mùa dịch. Khởi tố 7 đối tượng hủy hoại rừng ở Đắk Nông bằng thủ đoạn tinh vi Trạm trưởng kiểm lâm nhận hối lộ rồi “bật đèn xanh” cho lâm tặc phá rừng Khởi tố nhóm đối tượng 'xẻ thịt' sơn dương quý hiếm ở rừng quốc gia Chiều 1/9, ông Hồ Duy Thành - Bí thư Huyện ủy Mđrắk, Đắk Lắk cho biết, đã chỉ đạo lực lượng công an, kiểm lâm xác minh, thống kê thiệt hại vụ phá rừng xảy ra tại tiểu khu 715, xã Ea Lai. “Anh em vừa đi thực tế vào hiện trường, đang hoàn thiện báo cáo”, ông Thành cho hay. Hiện trường vụ hủy hoại rừng ở huyện Mđrắk Những cây gỗ lớn còn tươi chưa kịp vận chuyển khỏi hiện trường Khu vực tập kết gỗ ở tiểu khu khu 715, xã Ea Lai Lán trại các đối tượng dựng trong rừng Sở NN&PTNT Đắk Lắk xác định, đây là vụ phá rừng có mức độ nghiêm trọng, khối lượng gỗ bị khai thác lớn, có dấu hiệu tội phạm hình sự. Qua đó, sở này yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện M’Đrắk khẩn trương thiết lập hồ sơ, xử lý vụ

Đắk Nông triệt phá nhóm đối tượng phá rừng chuyên nghiệp

  © Lao Động Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tam giam nhóm đối tượng   phá rừng   chuyên nghiệp với diện tích lớn.  © Được Lao Động cung cấp   Hiện trường vụ phá rừng quy mô lớn vừa được Công an huyện Đắk Glong triệt phá. Ảnh: MQ Chiều 31.8.2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tam giam đối với Võ Văn Tố (SN 1984), Nguyễn Hồng Bảo (SN 1986), Nguyễn Hữu Dũng (SN 1990), Mai Thanh (SN 1996), Trần Văn Mạnh (SN 1997), Đặng Tuấn Nam (SN 1989) và Đỗ Khắc Nam (SN 1997), cùng trú tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong để điều tra, làm rõ về hành vi hủy hoại rừng. Thông tin ban đầu, khoảng tháng 11.2018, Tố có mua của một người dân khoảng 12 ha đất có rừng tại tiểu khu 1658 thuộc lâm phần do Công ty Thiên Sơn quản lý với tổng số tiền 240 triệu đồng. Quá trình mua bán Tố không có giấy tờ mà chỉ thỏa thuận

Phản hồi thông tin của TTXVN: Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu kiểm tra, làm rõ vụ phá rừng phòng hộ Sơn Hòa

Liên quan đến thông tin Thông tấn xã Việt Nam phản ánh qua bài viết “Ai đứng sau vụ “cạo trọc” rừng phòng hộ sông Trà Bương, huyện Sơn Hòa, Phú Yên", chiều 31/8, Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên có Công văn số 1679-CV/VPTU truyền đạt ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên về việc kiểm tra thông tin Thông tấn xã Việt Nam phản ánh. Một cây rừng có đường kính 60cm bị đố hạ ven suối Dĩ, thôn Tân Thành, xã Sơn Hội (Sơn Hòa, Phú Yên). Ảnh: Phạm Cường/TTXVN Theo Công văn, ngày 31/8, Thông tấn xã Việt Nam có bài viết “Phú Yên: Ai đứng sau vụ cạo trọc rừng phòng hộ đầu nguồn sông Trà Bương, huyện Sơn Hòa”, phản ánh tình trạng rừng phòng hộ khu vực suối Sổ, suối Dĩ và Cheo Reo, khu vực đầu nguồn sông Trà Bương, huyện Sơn Hòa lấn chiếm đất trồng cây keo. Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hòa chỉ đạo, kiểm tra làm rõ các thông tin cơ quan thông tấn, báo chí nêu, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy kết quả thực hiện. Trước đó, sáng 31/8, Cơ q

Đắk Lắk: Nhức nhối tình trạng phá rừng ở 'cổng trời Ea Rớt'

Theo thống kê, từ năm 2018 đến tháng 6/2021, tại khu vực giáp ranh giữa xã Cư Pui (huyện Krông Bông) và xã Cư Bông (huyện Ea Kar) đã xảy ra 80 vụ phá rừng, xâm chiếm đất rừng. Anh Dũng (TTXVN/Vietnam+) 30/08/2021 14:27 GMT+7  Những diện tích rừng bị tàn phá tại tiểu khu 704, xã Cư Bông (huyện Ea Kar) khu vực giáp ranh với xã Cư Pui (huyện Krông Bông), tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: TTXVN) Từ nhiều năm nay, tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Ea Kar và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) rất phức tạp. Hàng trăm ha rừng xanh tốt đã bị cạo trọc. Không những vậy, các đối tượng phá rừng còn manh động chống đối, đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng hòng cướp lại tang vật, giải cứu đồng bọn. Gia tăng phá rừng, chống người thi hành công vụ   Vào trung tuần tháng Tám, theo chân lực lượng bảo vệ rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Ea Kar (Công ty Lâm nghiệp Ea Kar), phóng viên đã vào "cổng trời Ea Rớt” - nơi được xem là điểm nóng phá rừng khu vực giáp ranh giữa hai