Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2021

Xử lý nghiêm tình trạng phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn

  Tuyến đường lâm tặc mở trái phép vào rừng tự nhiên ở huyện Ngân Sơn Bạn đọc phản ánh tới Báo Nhân Dân, thời gian qua, tại Bắc Kạn gia tăng tình trạng phá rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất. Riêng năm 2020, tình trạng này tăng đột biến so với những năm trước, trong khi ngành chức năng, các địa phương còn buông lỏng quản lý. Theo quy hoạch, rừng sản xuất có hai loại, gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất. Trước đây, đối với rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất có hiện trạng nghèo kiệt, người dân có quyền cải tạo bằng cách trồng rừng mới khi được cơ quan chức năng cấp phép. Từ năm 2017, Chính phủ cấm cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, kể cả rừng tự nhiên đã được quy hoạch là rừng sản xuất. Theo chủ trương này, khoảng 160 nghìn ha rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất và hơn 60 nghìn ha rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng phòng hộ ở Bắc Kạn đều thuộc diện phải bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, năm 2020, tình trạng phá rừng tự nhiên được

Đầu tư, phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

  Lực lượng kiểm lâm huyện Đồng Xuân tuần tra khu rừng giáp ranh với tỉnh Bình Định. Ảnh: ANH NGỌC CHIA SẺ   Twitter   Facebook   Google +   Linkedin Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình trạng khai thác rừng trái phép, chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất sản xuất vẫn còn xảy ra tại một số địa phương. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT và các địa phương tiếp tục quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, khẩn trương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.   Còn nhiều bất cập   Theo Sở NN-PTNT, diện tích đất rừng quy hoạch lâm nghiệp ở Phú Yên hiện khoảng 276.046ha, chiếm gần 55% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng khoảng 218.180ha. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng được các cấp, các ngành và địa phương rất quan tâm. Đặc biệt, năm 2020, lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh có nhiều kết quả

Ông Vừ Vả Chống và kỳ tích trồng rừng pơ mu

  Au Tiên đẹp đến ngỡ ngàng. Ảnh: PVT (PLO)- Người ta thi nhau phá rừng, ông cặm cụi đi trồng lại rừng...  TIN LIÊN QUAN Bình Thuận: Rà soát các dự án thủy điện liên quan đến rừng Cộng đồng mạng rộn ràng “phủ xanh” mạng xã hội Người dân muốn biết rõ diện tích rừng tự nhiên hiện nay “Người ta phá rừng lấy gỗ, phá rừng làm rẫy và nguy hiểm hơn là phá rừng để trồng cây anh túc… Nóng ruột quá, mình phải trồng lại rừng thôi” - ông Vừ Vả Chống, người đã gần 20 năm qua miệt mài trồng nên cánh rừng pơ mu nức tiếng, tâm sự.  Chuyện ông Vừ Vả Chống ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) miệt mài trồng rừng được nhiều người kể vanh vách. Họ nói đã có người từ Hà Nội ngã giá những 21 tỉ đồng nhưng ông không bán. Họ còn nói ông khôn lắm để bán từng cây sẽ được nhiều tiền hơn… Nghe vậy ông chỉ cười, thủng thẳng: Cả rừng cũng không bán, một cây cũng không bán!  Giấc mơ pơ mu Bên gốc cây pơ mu mỡ màng, ông nói về những năm tháng trước đây, rừng Huồi Tụ tan hoang, về mơ ước một cánh rừng pơ mu trên quê h

Vẫn còn nhiều "điểm nóng" chặt phá rừng

  VTV.vn - Tại Khánh Hòa, vào thời điểm cuối năm lại đang nóng lên tình trạng phá rừng lấy gỗ, liên tiếp những điểm phá rừng mới bị phát hiện. Rầm rộ nạn phá rừng tự nhiên, chiếm đất ở Khánh Hòa Tại km59 đèo Khánh Lê, quốc lộ 27C nối giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng, nếu đứng trên đường, không khó để nhìn thấy những khúc gỗ nằm la liệt bên phía cánh rừng. Tìm đường vào rừng, nhóm phóng viên đã phát hiện một con dốc có nhiều dấu tích cho thấy, cách đây chưa lâu, gỗ được kéo lên khỏi dốc, những đoạn dây cáp kéo gỗ vẫn còn. Cũng giống như mọi năm, giáp Tết là thời điểm nạn khai thác  gỗ lậu  bùng phát. Năm nay, điểm nóng là vùng rừng ven đèo Khánh Lê, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Lực lượng kiểm lâm cùng chủ rừng là Công ty Lâm sản Khánh Hòa đã tăng cường lực lượng nhưng thực tế rất khó ngăn chặn. Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa thừa nhận, vùng rừng Khánh Vĩnh đang là điểm nóng về khai thác gỗ lậu bởi khu vực rừng này còn nhiều cây rừng cho gỗ, chẳng khác gì là miếng mồi ngon đối với

Ngăn chặn thú chơi phá rừng

  Nhiều cánh rừng ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên bị đào bới, khai thác trái phép, gây tác hại đối với hệ sinh thái, đa dạng sinh học nhằm phục vụ thị hiếu sưu tầm các loại cây rừng có dáng và hoa đẹp, quý hiếm nằm trong danh mục sắp bị tuyệt chủng Từ nhiều năm qua, phong trào chơi cây cảnh được khai thác từ cây rừng tự nhiên diễn ra khá phổ biến trên phạm vi cả nước. Nắm bắt thị hiếu này, nhiều người đã lên các cánh rừng ở Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên tìm kiếm, đào bới các loài cây có nguồn gốc tự nhiên như: lộc vừng, thiên tuế, bông trang, sim, ngũ sắc, đỗ quyên, thông tre, lan rừng... về bán. Càng hiếm càng bị săn lùng Tại hội nghị tổng kết kế hoạch năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiêm cấm việc chặt cây rừng, đào rừng tự nhiên mang về xuôi bán. "Phải cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc, mang về Hà Nội bán

Cà Mau: Nghiêm cấm trưng bày, mua bán sản phẩm trái phép từ rừng

  Các lực lượng chức năng và đơn vị chủ rừng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhằm kịp thời đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý,   bảo vệ và phát triển rừng .     Đây là nội dung văn bản số 177/UBND-NNTN ngày 15.1 do ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký thay Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn Quốc gia U Minh Hạ; UBND các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Tân sửu 2021. UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ, thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, đúng quy định đố

Sớm xây dựng các mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững

  Ngày 15/1, đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.   Đồng chí Trần Hữu Thế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: ANH NGỌC   Theo Sở NN-PTNT, năm 2020, công tác lâm nghiệp của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả tích cực, trong đó phải kể đến sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, như: trồng rừng mới 8.270ha (đạt 137,8% kế hoạch), tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% (tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2019).   Tuy nhiên, việc tái cơ cấu ngành hướng đến mục tiêu “phát triển lâm nghiệp bền vững” của tỉnh chưa chuyển biến rõ nét, tình trạng khai thác rừng trái phép, chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất sản xuất tại một số địa phương vẫn còn xảy ra. Đời sống của người dân, nhất l

Nhận hối lộ cho phép phá rừng, công an viên lĩnh án 7 năm tù

  Dương Quốc Tuấn (SN 1974), quê Quảng Nam vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên phạt 7 năm tù giam vì tội nhận   hối lộ   để làm ngơ cho cho người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng.     Một vụ phá rừng nhằm lấy đất sản xuất ở huyện Đắk Glong. Ảnh: Bảo Lâm Theo hồ sơ vụ án, năm 2017, Tuấn được bầu làm Tổ phó Tổ quản lý, bảo vệ rừng, Phó trưởng bon N’Ting, Công an viên của bon N’Ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong. Với nhiệm vụ được giao, Tuấn thường đi tuần tra tại khu vực đất rừng do UBND huyện Đắk Glong tạm giao cho cộng đồng thôn 2 (thuộc bon N’Ting) quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với vai trò được giao, Tuấn không làm hết chức trách của mình mà nhận tiền, tiếp tay cho người khác chặt phá, lấn chiếm đất rừng. Cụ thể, trong một lần đi tuần tra tại khoảnh 2, Tiểu khu 1658 Tuấn gặp Bàn Phù Siêu, có rẫy giáp khu rừng. Lúc này, Siêu đặt vấn đề và đưa cho Tuấn 2 triệu đồng bồi dưỡng để Tuấn đồng ý cho Siêu cắt cây gỗ trong khu rừng và lấy gỗ này làm nhà trên đất rẫy của mình. Sau

Gỗ MDF VRG Quảng Trị (MDF): Quý 4 lãi 21 tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ

  Nhờ tình hình kinh tế khởi sắc nên trong quý 4 cả doanh thu và lợi nhuận của Gỗ MDF VRG Quảng Trị (MDF) đều tăng cao. MDF:  Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị Giá hiện tại 6.0 Thay đổi   0.0 (0.0%) Cập nhật lúc 11:00 Thứ 3, 19/01/2021 Xem hồ sơ doanh nghiệp  TIN MỚI Trí Việt khuyến nghị gia tăng tài sản chứng khoán TVB: Lợi nhuận năm 2020 gấp gần 4 lần năm 2019 6 bài học trên thị trường chứng khoán nhìn từ kinh nghiệm của một Fn Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị (UpCOM: MDF)  đã công bố BCTC quý 4/2020 và lũy kế cả năm 2020. Theo đó riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 347 tỷ đồng tăng 17,6% so với cùng kỳ, do giá vốn cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp đạt gần 62 tỷ đồng tăng nhẹ so với quý 4/2019. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính không đáng kể tuy nhiên chi phí tài chính giảm mạnh hơn 5 tỷ đồng xuống còn 10 tỷ đồng, chi phí QLDN cũng giảm so với cùng kỳ nên kết quả LNST đạt hơn 21 tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. MDF cho biết thị trường tiêu thụ những tháng đầu năm 2