Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Làm biến dạng địa hình đảo Đầu Sơn, chủ đầu tư bị thu hồi đất

  Xây dựng sai quy định, vợ chồng ông Nguyễn Dương Anh bị UBND TP Móng Cái thu hồi quyền sử dụng đất ở đảo Đầu Sơn. Đảo nguyên sinh ở Móng Cái bị cạo trọc: Đã di chuyển máy móc, công nhân vào bờ Đường BOT bị “băm nát”, nhà đầu tư nói thẳng không có tiền sửa Vĩnh Phúc thu hồi giấy phép quán bar Sunny ở TP Phúc Yên Quyết định về việc thu hồi đất rừng tại đảo Đầu Sơn (diện tích 78.121m2) vì chủ sử dụng đất có hành vi chặt phá cây rừng, san gạt đất, xây dựng hạ tầng sai quy định do UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh) ban hành ngày 23/7. Trước đó, tháng 1/2018, UBND TP Móng Cái cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Nguyễn Dương Anh (SN 1972, trú phường Hòa Lạc) và vợ là bà Trần Thị Thu Hiền để trồng rừng sản xuất. Lúc này, đảo Đầu Sơn vốn nằm giữa biển, không có người sinh sống. Nơi đây được phủ kín một màu xanh của rừng nguyên sinh - là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cò trắng. Tuy nhiên, khoảng từ tháng 5/2021, những người đi biển phát hiện trên đảo có một nhóm người đến chặt phá cây.

Lâm Đồng: Hai đối tượng phá rừng phòng hộ Tà Nung bị xử phạt

  GD&TĐ - Cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt 2 đối tượng có hành vi phá khoảng 3.600m2 rừng phòng hộ Tà Nung số tiền gần 200 triệu đồng.   Rừng phòng hộ Tà Nung bị phá hồi tháng 2/2021. Ảnh: Hoàng Phúc. Trước đó, đầu giờ chiều 21/2, qua công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm TP. Đà Lạt phát hiện khoảng 3.600m2 rừng phòng hộ tại Tiểu khu 158B, lâm phần nằm trên địa bàn xã Tà Nung (TP. Đà Lạt), bị các đối tượng phát luỗng, cưa hạ và đốt cháy. Hạt Kiểm lâm TP. Đà Lạt đã truy xét, khoanh vùng các đối tượng tình nghi  và đến 20h cùng ngày đã xác định 2 đối tượng là Đào Khắc Quý (SN 1953, thường trú tại xã Đinh Trang Thượng, Di Linh), và Vũ Hồng Cường (SN 1964, thường trú Tân Hội, Đức Trọng) có hành vi phá rừng tại khu vực trên. Tại cơ quan chức năng, bước đầu ông Quý cũng đã khai nhận đã phá khoảng 1.600m2 rừng, ông Cường phá khoảng 2.000m2  rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất. Sau hơn 5 tháng xác minh, điều tra, cơ quan chức năng đã có kết luận, đề xuất UBND tỉnh

Đắk Nông xảy ra vụ phá rừng tự nhiên nghiêm trọng

  Một số đối tượng đã tổ chức phá gần 7 sào rừng tự nhiên tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Hiện nay, cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.     Nhiều cây rừng tự nhiên tại tiểu khu 1658 do Công ty Cổ phần Thiên Sơn quản lý đã bị cưa hạ. Ảnh: Bảo Lâm Chiều 26.7, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ  phá rừng  nghiêm trọng tại khoảnh 6, tiểu khu 1658, thuộc lâm phần Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý. Vụ việc phá rừng tại tiểu khu 1658 xảy ra vào lức rạng sáng. Ảnh: Bảo Lâm Trước đó, khoảng 4h sáng ngày 19.7, Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn phối hợp cùng Chốt quản lý bảo vệ rừng liên ngành xã Quảng Sơn tổ chức tuần tra tại lâm phần do Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý. Quá trình tuần tra đoàn phát hiện có tiếng cây ngã đổ. Đến gần hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện tiếng cưa điện đang hoạt động mạnh. Nhiều vạt rừng đã bị các đối tượ

Sân bay Libi: Chứng tích bi tráng giữa lòng hồ Kẻ Gỗ

  Chúng tôi trở về Kẻ Gỗ giữa mùa hè nắng lửa. Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng câu chuyện bi tráng từng diễn ra tại lòng hồ Kẻ Gỗ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ vẫn còn nguyên vẹn… CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc Mặt trận bi tráng giữa đại ngàn Đầu thập niên 70, cuộc chiến tranh chống Mỹ mặc dù đã bước vào giai đoạn ác liệt nhất, song trước áp lực của người dân Mỹ, dấu hiệu về việc chính quyền Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam ngày càng thể hiện rõ. Các bên tham chiến đã bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán cho dù trên chiến trường, súng vẫn nổ. Trong thời gian từ đầu năm 1971 đến đầu năm 1973, quân đội Mỹ - Ngụy đã tiến hành chiến dịch “Lam Sơn 719” với mục tiêu đánh thẳng vào căn cứ hậu cần của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đặt tại thị trấn Sepon trên đất Lào, qua đó tạo ưu thế trên bàn đàm phán. Để đối phó, phía miền Bắc đã liên tục chuyển quân, đạn dược, lương thực, thuốc men vào Nam. Và để phục v

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản vùng DTTS và miền núi

  (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, tại các huyện miền núi nói riêng đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Mặc dù vẫn còn một số trường hợp khai thác khoáng sản không đúng quy định, song công tác phát hiện, kiểm tra, xử lý các vi phạm đã được triển khai kịp thời. Chú trọng vùng đồng bào  DTTS Trong năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường  Thanh Hóa  đã tổ chức  kiểm tra  28 mỏ cát, 23 bãi tập kết và 12 mỏ khoáng sản đóng cửa theo kế hoạch; đồng thời, kiểm tra đột xuất theo thông tin phản ánh của người dân và báo chí tại các huyện trên địa bàn. Trong đó chú trọng các huyện  miền núi  như: Cẩm Thủy, Như Thanh, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Bá Thước,… Qua kết quả kiểm tra, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các huyện tăng cường quản lý, ngăn chặn các hoạt động  khai thác khoáng sản  trái phép, kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Sở Tài nguyên và

Quảng Ninh: Thu hồi hòn đảo 8ha vì san gạt đất rừng sai quy định

 Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái đã quyết định thu hồi đất và chấm dứt việc sử dụng đất của ông Nguyễn Dương Anh và vợ là bà Trần Thị Thu Hiền đối với thửa đất hơn 78.000m2 đất trên hòn Đầu Sơn. Hiện trạng chặt phá cây rừng nguyên sinh. (Ảnh: TTXVN phát) Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã ra quyết định số 5781/QĐ-UBND ngày 23/7 về việc thu hồi đất rừng trên một hòn đảo nằm giữa biển vì chủ sử dụng đất có hành vi chặt phá cây rừng, san gạt đất, xây dựng hạ tầng sai quy định. Thửa đất trên nằm trọn trên đảo Đầu Sơn, có diện tích 78.121m2. Tháng 1/2018, Ủy ban Nhân dân thành phố  Móng Cái  đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mã hiệu SG 089063, số vào sổ cấp giấy chứng nhận CH00176 cho hộ ông Nguyễn Dương Anh và vợ là bà Trần Thị Thu Hiền để trồng rừng sản xuất. Hòn Đầu Sơn vốn là một đảo đất nằm giữa biển, không có người sinh sống. Theo dân địa phương, trước đây, hòn Đầu Sơn được phủ kín một màu xanh của rừng nguyên sinh, là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cò trắng.

Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin: Tiếp tục đình chỉ công tác Chủ tịch xã

  Ông Lầu A Dùa, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình, bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày do đã để xảy ra tình trạng khai thác rừng thông trái quy định của pháp luật tại khu vực bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình. Xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin (địa phận xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) mà các cơ quan báo chí đã phản ánh, Ủy ban Nhân dân huyện Tuần Giáo đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tỏa Tình để làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng thông trái quy định trên địa bàn. Điểm tập kết, sơ chế gỗ nằm cách UBND xã Toả Tình chỉ khoảng 100m. Ảnh: VOV  Tại Quyết định số 1613 ngày 22/7 (do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuần Giáo Vũ Văn Đức ký), Ủy ban Nhân dân huyện tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Lầu A Dùa, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tỏa Tình, nhiệm kỳ 2021-2026 do đã để xảy ra tình trạng khai thác rừng thông trái quy định của pháp luật t

Phá rừng để trồng quế, trai bản lĩnh án tù

  TAND huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã mở phiên toà xét xử lưu động tại xã Nậm Đét đối với bị cáo Giàng Seo Páo (SN 1992, người dân tộc Mông, trú tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai) về tội “Hủy hoại rừng”. Theo cáo trạng truy tố, cuối tháng 10/2020, Giàng Seo Páo đã phát phá khu rừng tự nhiên tại thôn Khe Thượng Làng Mới, xã Cốc Lầu với mục đích lấy đất trồng cây quế. Sau khi phát phá, chờ cây khô, Giàng Seo Páo đốt cháy toàn bộ diện tích rừng đã phát thì bị cơ quan chức năng phát hiện. Bị cáo Giàng Seo Páo tại phiên toà xét xử sơ thẩm vừa qua Sau khi cơ quan chức năng lập biên bản và yêu cầu Páo giữ nguyên hiện trạng rừng, nhưng Páo không chấp hành, cố tình mang cây quế lên trồng trên diện tích rừng đã hủy hoại. Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng xác định, diện tích rừng do Páo phát phá là 5.534 m2; tổng số lâm sản bị thiệt hại là 221 cây, gồm các loại cây vối thuốc, thành ngạnh, ba soi…; nguồn gốc hình thành là rừng tự nhiên, sản xuất. Trong quá trình điều tra, truy tố, Giàng Seo Páo

FAO hối thúc G20 đầu tư cho một hành tinh xanh tạo thực phẩm lành mạnh

  (TN&MT) - Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu vừa kêu gọi các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới đầu tư nhiều hơn vào cuộc sống bền vững, để đảm bảo nhu cầu dân số ngày càng tăng của thế giới. Một nông dân ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã được FAO đào tạo về nông nghiệp, công cụ và hạt giống. Ảnh: WFP / Arete / Fredrik Lerneryd Trong lời kêu gọi gửi các Bộ trưởng Môi trường G20, người đứng đầu Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc nhấn mạnh thách thức của việc phải sản xuất nhiều lương thực hơn trong khi giảm phát thải khí nhà kính. Ông nói: “Ngày nay, nhân loại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bộ ba về mất đa dạng sinh học, khủng hoảng khí hậu và tác động của đại dịch. Để có  thực phẩm lành mạnh , chúng ta cần một môi trường lành mạnh”. Cần giải quyết vấn đề  khan hiếm nước Ông Qu Dongyu nói về sự cần thiết phải giải quyết tình trạng khan hiếm nước, vốn ảnh hưởng đến hơn một tỷ người, bằng cách tăng cường hiệu quả và quản lý bền vững. Gần