Triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada trong thời gian tới vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Mục tiêu 17,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 liệu có khả thi?Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada trong tháng 12/2023 đạt 22,2 triệu USD, tăng 38,8% so với tháng 12/2022.
Xuất khẩu gỗ sang thị trường Canada vẫn nhiều khó khăn |
Tính chung năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada đạt 205,5 triệu USD, giảm 13,1% so với năm 2022.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Canada. Trong 11 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường Canada đạt 158,5 triệu USD, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 86,4% tổng trị giá xuất khẩu.
Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ khác xuất khẩu trong 11 tháng năm 2023 như: Gỗ, ván và ván sàn đạt 13,9 triệu USD, tăng 10,6%; Cửa gỗ đạt 4,2 triệu USD, tăng 182,8%; đồ gỗ mỹ nghệ đạt 289 nghìn USD, giảm 56,4%...
Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada tăng trưởng liên tục trong những tháng cuối năm, tuy nhiên vẫn không bù đắp được mức giảm từ đầu năm, vì vậy trong năm 2023 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này vẫn giảm đáng kể.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Canada giảm là do tác động của lạm phát cao, dẫn tới người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu như mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.
Mặc dù lạm phát giảm trong những tháng gần đây, nhưng lãi suất cao tiếp tục tác động đến nền kinh tế, hạn chế chi tiêu, tăng trưởng và việc làm, theo đó nhu cầu nhập khẩu của Canada có xu hướng chậm.
Cùng với đó, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Canada vẫn chưa tạo được thương hiệu riêng để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khâu vận tải và logistics nội địa, thiếu hụt lao động khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước Nam Mỹ. Canada duy trì chính sách tỷ giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu cũng là bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vì giá của Việt Nam sẽ trở nên đắt hơn.
Với Hiệp định CPTPP, những tiêu chuẩn phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, giảm phát thải cũng là trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada trong thời gian tới vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Nhận xét
Đăng nhận xét