Chuyển đổi xanh không phải là câu chuyện thích hay không mà là bắt buộc. Thích ứng để phát triển hoặc doanh nghiệp ngành gỗ chấp nhận dừng cuộc chơi?
Bài 1: Doanh nghiệp ngành gỗ có chịu tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU |
Khi thị trường ngày càng khắt khe, khó tính
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp (từ ngày 1/10/2023). Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) - điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm xuất khẩu đi thị trường EU sẽ chịu "KPI" nhất định về quy định phát thải.
Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ |
Nếu không đạt, doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế, thuế ở đây chính là thuế carbon, trong trường hợp khác thì họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp mua để bù trừ chứng chỉ carbon so với việc mà doanh nghiệp đã phát thải. Như vậy, EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới áp giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, không chỉ có EU, theo bà Thủy, hiện Hoa Kỳ cũng đang dự thảo quy định được đánh giá là còn nghiêm khắc hơn các quy định CBAM mà EU đưa ra. “Về mặt tính chất, nó là một quy chế tương tự, nhưng số lượng ngành hàng chịu ảnh hưởng thì lớn hơn rất nhiều. Thậm chí có những quy định mà chúng tôi cho rằng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp”, bà Thủy chia sẻ và cho biết, với các thị trường khác đang dừng ở xu hướng khuyến khích chuyển đổi xanh.
Rõ ràng, đang xuất hiện xu hướng mua sắm xanh trên toàn cầu từ EU lan sang Hoa Kỳ và lan sang các thị trường khác. Câu chuyện ngành gỗ cũng sẽ giống như dệt may, nếu không có các chứng chỉ xanh thì dần dần doanh nghiệp ngành gỗ sẽ bị hạn chế trong hoạt động mua bán, giao dịch thương mại.
Ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - cho biết - các yêu cầu về quy trình xanh hóa chuỗi cung ứng đã rất rõ ràng và tác động đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu, chứ không còn ở mức "phấn đấu".
Ngành dệt may và bài học cho các doanh nghiệp ngành gỗ
Năm 2023, Bangladesh có tới 153 nhà máy đạt chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ cấp), họ cũng có 500 nhà máy hiện đang nộp hồ sơ để nhận chứng nhận này.
Hiện tiêu chuẩn LEED được đánh giá trên sáu yếu tố chính bao gồm: vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà, năng lượng và khí quyển, hiệu quả sử dụng nước, các khía cạnh bền vững, đổi mới trong hoạt động và ưu tiên khu vực...
Dẫn lại ví dụ của ngành dệt may và là bài học cho ngành gỗ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết, trong suốt năm qua, câu chuyện dệt may xanh của Bangladest đã nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi chính việc này giúp họ dành được những đơn hàng rất lớn trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đơn hàng èo uột.
“Thông tin của cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ cho hay, dệt may Bangladest tăng trưởng 54% trong khoảng thời gian rất ngắn; đại diện cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Canada thì cho hay, tại hội chợ quốc tế ngành dệt may, hàng trăm doanh nghiệp của Băngladest đã đưa chứng chỉ LEED lên mặt bàn và lấy được rất nhiều đơn hàng, trong khi Việt Nam chỉ có một số doanh nghiệp tham dự và không có được các chứng chỉ này trong tay”, bà Thủy dẫn chứng.
Cũng theo bà Thủy, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở nhận thức của chính các doanh nghiệp. Nếu như năm 2022, theo đánh giá, khảo sát nhanh của Ban IV, cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp về giảm phát thải và chuyển đổi xanh còn rất thấp.
Và sau hơn 1 năm vừa đi, vừa nghiên cứu, vừa dò đường, nếu so sánh 3 nhóm ngành lớn gồm: nông lâm ngư nghiệp, sản xuất và logistics cho thấy nhóm nông lâm ngư đi nhanh hơn so với các mô hình khác. Đã có những mô hình được thẩm định bởi quốc tế và được cấp chứng chỉ tín chỉ carbon như mô hình trồng lúa phát thải thấp, mô hình cà phê phát thải thấp, hay câu chuyện của ngành tôm.
Những trong nhóm ngành nông lâm ngư có phát thải thấp này thì lại thiếu tên ngành gỗ. Trong hơn 1 năm qua, ngành gỗ vẫn mới chỉ dừng ở trạng thái như đã thấy được câu chuyện về quy định mới, có nỗi lo về thách thức và có cảm giác về việc có cơ hội. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm gì để chúng ta có thể vượt được thách thức, làm gì để tận dụng được cơ hội, làm sao để có được tín chỉ carbon, thì vẫn chưa có bước tiến cụ thể.
“Xanh” là để bảo vệ sức cạnh tranh, cơ hội duy trì sản xuất, bán hàng ra quốc tế
Theo Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, "xanh" và "số" là hai từ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp đang đeo đuổi nếu muốn thích ứng với yêu cầu của thị trường quốc tế. Nếu như trước đây theo đuổi "tính xanh" là sự đánh đổi chi phí, thì bây giờ xanh là để bảo vệ sức cạnh tranh, cơ hội duy trì sản xuất, bán hàng ra quốc tế.
“Xanh” là để bảo vệ sức cạnh tranh, cơ hội duy trì sản xuất, bán hàng ra quốc tế |
Cùng với câu chuyện của ngành gỗ, quay trở lại câu chuyện của ngành dệt may, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho hay, May Hồ Gươm là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu dệt may khi ghi nhận kết quả tăng trưởng xuất khẩu dương trong năm qua và có quyền lựa chọn đối tác. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ chính doanh nghiệp trong việc nghiên cứu tiêu chuẩn LEED và quyết tâm thực hiện.
Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp ngành gỗ cần làm gì để thích ứng với các quy định hiện hành của thị trường trong nước và thế giới cũng như các dự báo trong tương lai? Ông Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam – nhận định, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều có nguy cơ gây phát thải. Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào tiên phong sẽ nắm được cơ hội trước. Do đó, các doanh nghiệp cần tính toán trong từng khâu sản xuất của mình, trong đó, khâu nào có khả năng giảm phát thải thì cần đẩy mạnh từ đó như nâng cao hiệu quả đầu vào.
Trên thực tế, cũng đã có những doanh nghiệp ngành gỗ nắm bắt được thông tin, chủ động chuyển đổi để thích ứng. Ông Trịnh Đức Kiên - Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - chia sẻ, là đơn vị chuyên xuất khẩu hàng vào thị trường EU, năm 2019 doanh nghiệp đã đầu tư chứng chỉ rừng FSC.
Thời gian vừa qua, cũng đã có những khách hàng đặt vấn đề về nguồn gốc gỗ cũng như mức phát thải trong chuỗi cung hàng hóa. Những câu hỏi mà doanh nghiệp nhận được như: Sản xuất sản phẩm gỗ sử dụng điện như thế nào, có cách nào để hạn chế sử dụng điện trong sản xuất hay không, nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sử dụng là gì hay khả năng hấp thụ carbon như thế nào,…
Những vấn đề mà khách hàng quan tâm buộc doanh nghiệp phải tìm cách để đáp ứng bên cạnh các vấn đề về giá cả, chất lượng, mẫu mã. Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối trong sản xuất, chủ động liên kết đầu tư rừng trồng có chứng chỉ FSC,… là cách mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Bài 3: Khắc phục khó khăn trong chuyển đổi xanh để ngành gỗ bứt tốc
Nhận xét
Đăng nhận xét