Rừng sến Tam Quy thuộc địa phận 3 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 520 ha. Hiện khu rừng mọc hầu hết là cây gỗ sến này được xem là khu bảo tồn cây sến Tam Quy lớn nhất Việt Nam và quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Rừng sến Tam Quy thuộc địa phận 3 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ở đây không chỉ có giá trị lớn về bảo tồn gen mà rừng sến Tam Quy còn có giá trị lớn trong y học. Trong đó có lá và quả của sến Tam Quy có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người.
Là loài gỗ tốt nên không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, sến đang bị đe dọa do khai thác quá mức, dẫn tới cạn kiệt. Để bảo tồn, năm 1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định thành lập khu bảo tồn quốc gia rừng sến Tam Quy, thuộc địa phận 3 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với diện tích lúc đầu là 350 ha.
Quả sến ăn có vị ngọt, mùi thơm như mật ong, hạt sến được ép dầu có công dụng rất tốt đối với người mắc bệnh tim mạch. Lá cây có công dụng chữa lành vết thương, trị nhiễm khuẩn rất tốt. “Bằng chứng là Viện 103 nhiều lần về lấy lá bào chế thuốc chữa lành vết thương, chữa bỏng” - ông Chương cho biết một số công dụng của cây sến được ứng dụng trong cuộc sống.
Cánh rừng trải rộng ở nhiều địa bàn nên kiểm lâm thường xuyên tuần tra bằng xe máy. Nhiều vị trí ông Đắc và đồng nghiệp phải đi bộ, băng rừng rậm vào kiểm tra các điểm nhạy cảm, nguy cơ rừng bị xâm hại.
Ngoài những giá trị kể trên, rừng sến Tam Quy còn có tiềm năng rất lớn để khai thác du lịch trải nghiệm. Bởi khu vực này có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, xung quanh rừng sến có những ngôi làng sống xen kẽ; dưới chân đồi có hồ nước mênh mông. Thậm chí, trên đỉnh núi, giữa rừng sến có một hồ nước không bao giờ cạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét