Những năm gần đây, các vụ án “Hủy hoại rừng” và “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng” trên địa bàn huyện Kông Chro (Gia Lai) xảy ra ngày càng nhiều. VKSND huyện Kông Chro đã phối hợp tổ chức nhiều phiên tòa giả định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật pháp trong đời sống xã hội.
Quy định mới về phối hợp gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội
Nghệ An: Xử lý các vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật
Phê chuẩn Quyết định khởi tố đối tượng vận chuyển 02kg ma túy để lấy 10 triệu đồng
Theo số liệu thống kê, chỉ riêng trong năm 2022, cơ quan CSĐT Công an huyện Kông Chro đã khởi tố 03 vụ/17 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” và 03 vụ/03 bị can về tội “Hủy hoại rừng”, điều đáng lo ngại hầu hết đối tượng phá rừng là người đồng bào dân tộc thiểu số. Những vụ án được đưa ra xét xử về tội danh này luôn khiến những người tiến hành tố tụng và tham gia phiên tòa phải trăn trở, bởi lẽ “động cơ” gây án của các bị cáo rất giản đơn nhưng hậu quả của hành vi lại rất nghiêm trọng. Nhiều diện tích rừng, bị “chảy máu” bởi sự thiếu ý thức của người dân gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường.
Phiên tòa giả định có sự tham dự của hơn 700 người tại xã Đăk Song, xã Đăk Kơ Ning và xã Đăk Pơ Pho. |
Để phòng ngừa tình trạng trên, vừa qua, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện Kông Chro phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án, Công an huyện, Đoàn thanh niên huyện Kông Chro tổ chức 03 phiên tòa giả định tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Đăk Song, xã Đăk Kơ Ning và xã Đăk Pơ Pho với sự tham dự của hơn 700 người và đặc biệt có sự tham dự của trưởng thôn, già làng tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật pháp trong đời sống xã hội, góp phần thắng lợi vào mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Với tình huống là một vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng”, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo, giúp bị cáo, những người tham dự phiên tòa giả định hiểu rõ hơn về hậu quả, tác hại của việc khai thác, chặt phá, đốt rừng, nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; đồng thời, tuyên truyền những quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phát triển rừng; hành động của cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng đến những người dân tham dự phiên tòa.
Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa giả định. |
Phiên tòa giả định là một mô hình tuyên truyền pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm nói chung và nạn phá rừng nói riêng. Đây là hình thức tuyên truyền mới có tính trực quan. Tại phiên tòa giả định, những người tham dự được tiếp cận giống như một mô hình phiên tòa thật thu nhỏ mang tính giáo dục cao và hiệu quả tích cực, với mục đích nâng cao nhận thức của bà con trong việc tuân thủ pháp luật.
Trong thời gian tới, VKSND huyện Kông Chro sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tuyên truyền về bảo vệ rừng thông qua các cuộc họp dân hoặc trực tiếp tại cộng đồng và lan tỏa thông điệp “bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống” đến gần hơn với người dân. Đồng thời, sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các phiên tòa giả định với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các xã trên địa bàn huyện nhằm góp phần hiểu rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế và môi trường sống của con người từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giúp giảm thiểu tình trạng phá rừng trên địa bàn./.
Nhận xét
Đăng nhận xét