Quốc hội Châu Âu hôm 19/4 vừa thông qua Quy định cấm các sản phẩm không có liên quan đến phá rừng và tôn trọng nhân quyền, dự kiến luật mới sẽ được Hội đồng Liên minh Châu Âu phê duyệt vào cuối tháng 4 để sớm đi vào hiệu lực.
Theo Human Rights Watch, quy định mới yêu cầu các công ty có trụ sở ở EU phải đảm bảo các mặt hàng xuất nhập khẩu của họ không có liên quan đến phá rừng và phải tôn trọng nhân quyền.
Theo quy định mới, các công ty thuộc các nước thành viên EU phải đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ, dầu cọ, đậu nành, cà phê, ca cao, cao su và gia súc xuất nhập khẩu phải được nuôi trồng trên các vùng đất không phải là vùng rừng bị phá sau ngày 31/12/2020. Luật quy định các công ty truy nguồn gốc hàng hoá về tận nơi vùng đất nơi sản phẩm được sản xuất hoặc đối với gia súc là các địa điểm nơi chúng được nuôi.
Luật cũng quy định các công ty phải đảm bảo bảy mặt hàng này phải được sản xuất đáp ứng các quy định của địa phương xuất xứ bao gồm luật về quyền sử dụng đất, luật lao động, luật quốc tế về bảo vệ quyền con người.
Phá rừng là nhân tố thứ hai sau nhiên liệu hoá thạch là nguồn gốc của vấn đề hiệu ứng nhà kính dẫn đến khủng hoảng khí hậu. Sản xuất nông nghiệp kiểu công nghiệp là nhân tố chính dẫn đến hiện tượng phá rừng. Nó cũng liên quan đến một loạt các vấn đề về quyền con người bao gồm: lao động cưỡng bức ở trẻ em, tiếp xúc với các chất diệt côn trùng độc hại, cưỡng chế đất, xâm phạm đất của người bản địa, bạo lực và đe doạ đối với những người bảo vệ môi trường…
EU nhập hàng tỷ euro trị giá hàng gỗ và các mặt hàng nông nghiệp khác mỗi năm từ các nơi trên thế giới. Số lượng rừng bị phá liên quan đến các mặt hàng nhập khẩu của EU chỉ đứng sau Trung Quốc, theo một báo cáo vào năm 2021 của World Wildlife Fund and Trase.
Theo báo cáo này, hơn 11% các mặt hàng cà phê của EU nhập từ Việt Nam. Ngành công nghiệp cà phê của Việt Nam có liên quan đến nạn tàn phá rừng và bị cho là sử dụng lao động trẻ em, có em chỉ mới sáu tuổi, đặc biệt là ở nhóm các dân tộc thiểu số.
Nhận xét
Đăng nhận xét