Giữa khu rừng già của Tây Giang- Quảng Nam, những cây Pơ Mu to sừng sững trãi qua gần 1.000 năm tuổi, là kho báu quý giá của tự nhiên ở nơi đây.
Đồng bào Mông Tả Văn Chư (Bắc Hà) gắn bảo vệ rừng với phát triển du lịchNgười Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững |
Nhắc tới Pơ Mu nhiều người nghĩ ngay đến loại gỗ quý thuộc nhóm 2A, đã bị hạn chế khai thác vì mục đích thương mại từ năm 2006, vì vậy giá thành nhập khẩu của loại gỗ này rất cao, công tác bảo vệ những cây cổ thụ vô cùng nghiêm ngặt. Giữa khu rừng già ở huyện miền núi Tây Giang- tỉnh Quảng Nam có hàng trăm cây Pơ Mu, theo các già làng ở đây, những cây này đã có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi. Chỉ di chuyển khoảng 20km từ tuyến đường liên huyện, những cây Pơ Mu hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Giang đã sừng sững trong tầm mắt, Quảng Nam có thể bảo vệ thành công “kho báu” này từ bao nhiêu đời qua. Nhóm phóng viên chúng tôi rất bất ngờ và thích thú khi chứng kiến tận mắt và sờ tận tay những cây Pơ Mu có đường kính gốc lên tới 7m như thế này. Người Cơ tu quan niệm, rừng còn ta còn, chính nhờ quan niệm đó mới có thể giữ được những báu vật hàng nghìn năm tuổi”.
Những cây Pơ mu to là kho báu quý giữa đại ngàn |
Tại đây hiện có tổng cộng có 1.366 cây Pơ Mu, trong đó hơn 1200 cây có đường kính từ 10cm trở lên, tập trung chủ yếu trên diện tích 240 hecta thuộc địa bàn 2 xã vùng cao Axan và Tr’hy (trờ-hi) nằm trong địa phận rừng phòng hộ Tây Giang có tổng diện tích hơn 5.000 hecta. Cả trạm bảo vệ rừng số 3 chỉ có 8 cán bộ, vì vậy phải dựa vào đồng bào để cùng nhau giữ rừng.
Đây được xem là loài cây linh thiêng của người Cơ Tu ở vùng cao Tây Giang, do đó được người dân hết sức giữ gìn, bảo vệ. Với người dân tộc Cơ Tu, từ xa xưa, những cây rừng cổ thụ là nơi trú ngụ của thần linh. Rừng Pơ mu lại càng linh thiêng, là báu vật nghìn năm, là vương quốc che chở cho dân làng, nếu không gìn giữ để mất đi là có tội với tiên tổ.
Bà con tham gia bảo vệ rừng bằng cách lập các tổ tự quản với gần 30 thành viên chủ yếu là thanh niên trai tráng để canh giữ không cho người ngoài vào rừng, ai phá rừng sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật và lệ làng. Thân cây Pơ mu được đánh số, gắn chíp định vị để tiện theo dõi.
Bà con tham gia bảo vệ rừng bằng cách lập các tổ tự quản với gần 30 thành viên chủ yếu là thanh niên trai tráng để canh giữ không cho người ngoài vào rừng |
Có lẽ truyền thống tốt đẹp từ nhiều đời đó của đồng bào Cơ Tu đã góp phần giúp Tây Giang gìn giữ được kho báu nghìn tuổi là hàng trăm cây Pơ Mu có đường kính lên tới 7-8 mét và cao hàng chục mét. Bởi mãi tới năm 2016, BQL rừng phòng hộ Tây Giang mới thành lập Trạm bảo vệ rừng Pơ Mu và được các tổ chức trong và ngoài nước tới kiểm đếm và xác nhận có 725 cây được công nhận là Cây Di sản, Già làng Hốih Mia Thôn Ganil, xã Tr’Hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay, cứ mỗi khi tham gia cùng đoàn tuần tra của Ban quản lý rừng Pơ Mu, ông lại tới miếu thắp hương xin phép thần rừng và cũng là để cảm ơn rừng đã che trở cho dân làng hàng ngàn năm qua. Người Cơ Tu ở đây làm lễ tạ ơn rừng linh đình, với những gia súc gia cầm quý giá nhất của mình, đầu tiên làm lễ tạ ơn rừng phải đem con dê, giá trị như con bò con trâu, tổ chức cả ở đây và ở dưới làng kìa. Tạ ơn rừng là rừng sống nhiều thì dân sống nhiều.
“Theo chủ trương của Đảng, nhà nước, không chặt phá rừng già, nếu chặt phá bừa bãi thì đầu nguồn nước sẽ cạn kiệt, không có nước cho con cháu mai sau dùng. Vì vậy người miền núi quyết tâm bảo vệ rừng cho tương lai. rừng còn là người mình còn. Cộng đồng phối hợp thường xuyên với Ban Quản lý rừng để đi tuần tra, không cho người dân vào phá rừng”- Già làng Hốih Mia cho biết.
Anh Trần Kim Đà nhân viên Phụ trách Trạm BVR số 3, BQL Rừng phòng hộ Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chia sẻ, anh em thường xuyên xuống thôn để tuyên truyền tới người dân theo mục tiêu mưa dầm thấm lâu. Sau nhiều lần mình giải thích thì họ sẽ hiểu tầm quan trọng bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của họ. Chủ trương của huyện Rừng còn Tây Giang còn, rừng mất Tây Giang suy vong”.
Chia sẻ với phóng viên, ông Ta Ngol Thiếu- Chủ tịch UBND xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay, trên cơ sở ngay từ nhận thức của người dân nên rất thuận lợi trong công tác phối hợp, đặc biệt đã thành lập BQL rừng phòng hộ, chặt chẽ hơn nữa. Thậm chí mỗi thôn có đội, phân công hàng tuần phối hợp với QBL thường xuyên kiểm tra rà soát người dân ra vào thôn xã phải nắm.
Do thảm thực vật bì nơi đây rất dày nên hạt giống Pơ Mu khó phát triển. Bản thân loại cây này lớn rất chậm, phân bổ rải rác, nên khả năng nảy mầm cũng vì thế bị hạn chế. Công tác bảo vệ giống Pơ Mu được chú trọng từ những cây con bé.
Tây Giang đã thử nghiệm xây dựng một làng văn hóa Cơ Tu giữa rừng Pơ Mu để đưa khách du lịch tới trải nghiệm |
Tây Giang đã thử nghiệm xây dựng một làng văn hóa Cơ Tu giữa rừng Pơ Mu để đưa khách du lịch tới trải nghiệm, tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid cũng như kết nối hạ tầng chưa đồng bộ, ngôi làng hiện rất vắng vẻ. Một khi sự nổi tiếng của kho báu được công bố, những người bảo vệ chắc chắn nhiều việc hơn. Tuy nhiên điều đó lại giúp Quảng Nam có cơ hội phát triển du lịch, tạo nguồn lực để địa phương này có điều kiện chăm sóc và bảo vệ rừng tốt hơn. Có lẽ chính sách thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan rừng cây di sản Pơ Mu cần được triển khai trong thời gian tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét