Chuyển đến nội dung chính

“Hiền nhân” Rú Chá

 Rú Chá có tự bao giờ, có lẽ những người già trong làng Thuận Hòa cũng không nhớ nổi. Chỉ biết rằng, cứ mỗi độ thu về, khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại của phá Tam Giang này lại rực vàng óng ả như một đóa hoa khổng lồ khoe sắc nổi bật trên nền trời nước bao la diệu vợi. Dưới tán rừng, có một đôi “hiền nhân” đã gắn bó 35 năm, tự nguyện làm “lá chắn” che chở và bảo vệ khu rừng trước nguy cơ phá hoại và săn bắt...

1. Chúng tôi tìm về Rú Chá trong những ngày cuối năm. Cung đường đến Rú Chá thênh thang, giữa những đầm phá của bạt ngàn sóng nước Tam Giang. Rú Chá thuộc địa phận làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nơi đây, là cả một thế giới hoang sơ đượm màu bí ẩn, liêu trai về thiên nhiên và cuộc sống mưu sinh của con người.

“Hiền nhân” Rú Chá -0
Khung cảnh xanh mát nơi rừng Chá.

Rú Chá không lớn, chỉ rộng chừng 6 ha. Nhìn trên cao, quần thể giống như một ốc đảo duy nhất còn sót lại trong hệ đầm phá Tam Giang. Buổi trưa âm u tịch mịch chẳng có bóng người, chỉ có bóng cây chá liêu xiêu ngả nghiêng trong ánh nắng loang lổ như bóng đoàn người đứng tựa vào nhau. Đi một đoạn vào sâu trong rú lại thấy có ngôi miếu nhỏ rêu phong, trước có bức bình phong long mã màu vàng nằm thâm u dưới bóng cây rừng. Cái miếu cổ ấy là nơi thờ Đức Thánh Mẫu. Người ta đồn rằng, ngày xưa, trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu thờ ở điện Hòn Chén chẳng may bị nước cuốn trôi về nằm ở đây, dân làng thấy thế nên đã lập miếu thờ Bà tại nơi này.

Một ngôi nhà nhỏ lợp tôn, ép ván nằm giữa cánh rừng của cặp vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp, bà Nguyễn Thị Hồng, đó là sự sống con người duy nhất hiện hữu ở đây đã 35 năm. “Ôn Đáp, mệ Hồng” là tên gọi thân thương của bà con Hương Trà dành cho đôi “hiền nhân” giữ rừng Rú Chá. Ông Đáp đã bước sang tuổi 80 nhưng giọng nói vẫn âm vang và trầm bổng.

“Hiền nhân” Rú Chá -0
Ông Đáp muốn được gắn trọn cuộc đời bên cánh rừng Rú Chá.

Định mệnh khiến ông Đáp gắn bó với cánh rừng ngập mặn tách biệt với thế giới bên ngoài, không điện, không nước ngọt, không văn minh có lẽ chỉ có tình yêu mà thôi. Ông Đáp thừa nhận điều đó và nói thêm rằng: “Tôi nợ cánh rừng này nhiều lắm”. Ông kể, vào thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Rú Chá là tấm chắn đỡ đạn cho cách mạng. Đây là vùng đất có thể che chắn nước biển khỏi xâm thực và tránh những ngọn sóng, cơn gió khi mùa mưa bão đến cho dân làng. Ngoài ra, Rú Chá còn là hệ sinh thái rừng ngập mặn được ví “lá phổi xanh” như một vùng đệm giữa đất liền và đầm phá. “Rú” có nghĩa là “rừng”, còn “Chá” là bởi trong rừng toàn là “cây chá”.

Mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng như thế, nhưng rừng đang bị người dân địa phương đốn chá để làm củi. Ban đầu chỉ vài người nhưng sau đó từng tốp dân làng kéo nhau vào triệt phá nên diện tích Rú Chá bị thu hẹp dần.

Chứng kiến cảnh mảnh đất như ruột thịt của mình đang bị băm nát từng ngày, ông Đáp đau xót và trăn trở rất nhiều. Ông đi vào rừng, gặp người chặt cây thì khuyên nhủ, nói lý lẽ cho họ hiểu nhưng không ai nghe, bởi ông có quyền gì mà ngăn cấm họ. Cứ đà này, một ngày không xa, Rú Chá sẽ chỉ còn trong ký ức mà thôi. Ông Đáp quyết định lên UBND xã xin được được làm nhiệm vụ giữ rừng. Đó cũng là cách ông trả nợ ân tình cho Rú Chá.

Ban đầu, bà Hồng hoang mang và lo lắng khi nghe quyết định vào rừng của chồng. “Người ta đang tìm cách ra khỏi rừng để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, còn ông nhà tôi thì ngược lại. Không ai đồng ý cả”, bà Hồng kể buổi ban đầu “đi ngược” văn minh của hai vợ chồng.

“Hiền nhân” Rú Chá -0
“Mệ” Hồng (78 tuổi) vẫn khỏe khoắn và minh mẫn cùng chồng giữ rừng.

Ngày vào rừng, vợ chồng ông Đáp chỉ có một túi gạo, một chiếc nồi nấu cơm và hai cái bát cùng vài bộ quần áo nông dân. Ông Đáp chọn bãi bồi cao đắp đất rồi be bờ, làm nền. Hồi trước ở đây rất nhiều rắn. Rễ cây chiếm hết lối đi, nổi lên xù xì như những con rắn bò ngoằn ngoèo. Ngày ngày, hai vợ chồng lội qua con đường ngập sình nước để vào làng mua tre hoàn thiện dần căn nhà. Đội đất làm đường, chẻ tre lợp mái, cuối cùng ông bà cũng có một mái nhà che mưa che nắng nhưng vẫn trống trước hở sau. 

Những ngày đầu vào Rú Chá thì không có từ ngữ nào để diễn tả được, nó khác với trí tưởng tượng của “mệ” Hồng nhiều lắm. Rú Chá của hơn 30 năm trước hẻo lánh, tĩnh mịch, hoang vu, không bóng người, không lối đi. Ban ngày chỉ có tiếng gào thét của gió và tiếng chim chóc náo nhiệt tìm bầy. Đêm xuống, sự âm u, ma mị bao trùm lấy túp lều nhỏ, tiếng hoang vu rùng rợn thách thức lòng can đảm của con người.

Để có nước sinh hoạt, ông Đáp phải lội bùn trên đầm lầy chở từng thùng nước vào. Kể cả nước cho gà cho vịt uống cũng phải đi lấy từ đồng ruộng. Ông bà sống bằng việc đi mò cua, bắt cá tép trên những bãi nước đọng trong đầm. Thời gian đầu, dân làng gom góp phụ cho ông Đáp 3 tạ lúa/năm để ông giữ gìn Rú Chá. Ông Đáp chỉ lấy 2 tạ lúa để sống, còn 1 tạ dành để lo việc làng. Đến năm 2000 thì không còn được trả bằng thóc nữa nhưng vợ chồng ông Đáp vẫn một lòng giữ gìn, bảo vệ Rú Chá mà không màng chuyện trả công.

Chúng tôi hỏi: “Mấy chục năm qua ông bà sống bằng gì?”. Ông Đáp cười, buông lời nhẹ tênh: “Thì con tôm con cá nuôi mình thôi. Có sao sống vậy, chúng tôi già rồi, nhu cầu ăn uống không bao nhiêu. Quan trọng là được sống ở đây, tránh xa nơi xô bồ náo nhiệt”.

“Hiền nhân” Rú Chá -0
Ngôi nhà của hai “hiền nhân” nằm lọt thỏm giữa rừng.

2. Rú Chá từ ngày có hai “hiền nhân” án ngự đã thay da đổi thịt. Đường vào Rú Chá được lát bê tông, hai bên có kè chắn sóng, có bảng chỉ dẫn bằng hai thứ tiếng Việt - Anh. Giữa rừng, có một đài cao để khách tới thăm đứng trên đó quan sát toàn cảnh Rú Chá. Duy chỉ có ngôi nhà của “hiền nhân” là không thay đổi. Nó cũ xưa, chai sần và liêu xiêu trước những cơn gió rừng mùa mưa bão. Chỉ vào chiếc giường đan bằng phên tre nằm bên mé đìa tôm, ông Đáp bảo, đó là nơi ngủ của ông suốt 6 tháng mùa khô và nắng hạn. Ông phải ngủ ở đó để đón gió trời, nằm trong nhà không có quạt nóng và ngột ngạt. Còn “mệ” Hồng thì tủm tỉm nhìn cánh võng mắc ngoài cây me cho biết: “Mệ thì nằm ở chỗ đó, cũng mát lắm”.

Có lẽ, thứ giá trị nhất trong căn nhà của ông bà là chiếc radio chạy bằng pin, nó cũng cũ kỹ và già nua giống như chủ nhân của nó vậy. 3 năm nay được xem là khoảng thời gian sống “sang chảnh” và hiện đại của ông bà, khi được một nhà tài trợ giúp cho bình chứa nước mưa và một cục pin năng lượng to bằng hai bàn tay. Có những thứ xa xỉ ấy, ông bà sẽ bớt nhọc nhằn đi gánh nước ở xa và có một cục sáng năng lượng be bé giữa đêm tối mịt mù Rú Chá. “Mệ” Hồng bây giờ đã quen với cuộc sống ở đây, bà không còn tha thiết với bên ngoài nữa. Mỗi khi con cái đón về làng chơi, chỉ được một ngày là bà đòi về rừng. Còn ông Đáp thì không rời xa nơi này, ông sợ một ngày nào đó vắng mình, kẻ xấu sẽ vào rừng phá hoại, các loài chim sẽ bị săn bắn mà không có ai cứu giúp chúng.

Những năm giữ rừng, ông Đáp đã thông thuộc mọi lối đi, quen thân từng gốc cây, gò đất nên hễ thấy động ở đâu là ông có mặt nhanh chóng để kiểm tra, gặp bẫy thì ông gỡ, phát hiện dấu hiệu bất thường thì ông lập tức báo cho kiểm lâm và chính quyền để xử lý. Đối mặt với nhiều phi vụ săn bắt thú rừng và chim muông ở Rú Chá, ông Đáp không hề nao núng. Mọi hành động đều không thể qua được mắt ông. “Ngày xưa phải canh chừng dữ lắm, mấy năm nay người đi săn đã biết sợ rồi nên việc của tôi cũng nhàn hơn. Tôi có thời gian tham gia trồng rừng và quảng bá du lịch cho Rú Chá”, ông Đáp chia sẻ.

“Hiền nhân” Rú Chá -0
Họ là cặp vợ chồng duy nhất sống giữa Rú Chá.

Ngoài sứ mệnh là “tấm lá chắn” bảo vệ vùng đất này trước biển Thuận An, thì giá trị của Rú Chá là rất lớn, ông Nguyễn Văn Chức, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết: “Chính quyền địa phương và người dân đã nhận ra được điều này và cùng chung tay bảo vệ. Đồng thời, sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các cá nhân, tổ chức tâm huyết đến nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Rú Chá. Địa phương cũng có chủ trương xây dựng thêm một số tuyến đê ngăn mặn bọc ngoài khu vực Rú Chá để phát triển du lịch”.

Cũng từ ngày có khách du lịch về Rú Chá, vợ chồng ông Đáp trở thành hướng dẫn viên không lương. Kể về Rú Chá, có lẽ, không một ai thay thế được ông bà.

Trước khi chia tay chúng tôi, ông Đáp nhìn ra cánh rừng chá trước nhà, nhắn nhủ: “Hãy quay lại đây vào tháng 8 mùa thu nhé. Khi ấy rừng chá thay lá, trổ hoa vàng rực cả một vùng tạo nên khung cảnh trên hoa dưới nước đẹp một cách mơ màng và lãng mạn”. 

Chúng tôi ra về, đi giữa con đường mòn có hàng chá vít đầu vào nhau, thân cành quấn quýt, đan xen tạo thành những đường hầm cây xanh ngoằn ngoèo sâu hun hút. Ngoái đầu nhìn lại, vẫn thấy “ôn Đáp, mệ Hồng” ngồi tựa cửa trông theo, ánh mắt xa xăm như chất chứa những điều chưa nói hết, về mối lương duyên đậm sâu với Rú Chá.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về Gỗ trinh nam Trung Quốc – giá trị kinh tế cao

Cây Trinh nam (danh pháp khoa học: Phoebe zhennan; Trung văn gọi là nam mộc (楠木), nam thụ (楠樹/楠树), trinh nam (楨楠/桢楠)) là một loài thực vật thuộc họ Lauraceae. Đây là loài đặc hữu của Trung Quốc. Chúng hiện đang bị đe dọa mất môi trường sống. Nó được văn bản của phía Trung Quốc (văn bản tôi đang sử dụng là bia đá dựng vào những năm đầu thế kỉ 17) ghi là chữ Nam 楠. Chữ này có hai bộ phận: bộ mộc 木 chỉ cây, chữ nam 南 có ý chỉ là đến từ phương nam hay mọc ở phương nam. Phương nam ở đây là chỉ cả miền nam Trung Quốc ngày nay, nước Việt Nam, vùng Đông Nam Á rộng lớn. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-go-trinh-nam/ Sách Bản thảo cương mục cũng ghi nhận nó là cây của phương nam. Đây là loại cây cho gỗ chắc, thớ mịn, rất tuyệt cho các kiến trúc gỗ như đình, chùa, và dinh thự, vì kị mối mọt. Gỗ của cây trinh nam vốn rất đắt đỏ, chỉ có các hoàng đế Trung Hoa mới có khả năng sở hữu. Theo sử sách, gỗ trinh nam từng được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành và để làm ngai vàng, đồ nội