Rừng là một loại tài nguyên vô cùng quan trọng trong môi trường sống của con người. Do đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng được Nhà nước đặt ra rất chặt chẽ. Vậy với hành vi cho thuê rừng trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Ẩn1. Các loại đất rừng:
Đất rừng là một khái niệm thông dụng trong thường ngày quen thuộc với chúng ta. Đất rừng là một trong những loại đất chiếm đến ¾ diện tích đất cả nước, một con số chứng tỏ chiếm tỷ lệ rất lớn và quan trọng trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Hiện nay, theo quy định về luật đất đai năm 2013, đất rừng bao gồm:
– Đất rừng sản xuất: là loại đất sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
– Đất rừng phòng hộ: là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ …
– Đất rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật động vật rừng hay nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch.
Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, giao đất rừng sản xuất
2. Điều kiện cho thuê đất rừng hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 và theo hướng dẫn tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai, điều kiện chung để thực hiện việc cho thuê đất bao gồm:
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
– Đất phải đảm bảo điều kiện không có tranh chấp xảy ra.
– Quyền sử dụng đất không mang ra kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất phải còn trong thời hạn sử dụng đất.
Nhận xét
Đăng nhận xét