Chuyển đến nội dung chính

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán

 (Baohatinh.vn) - Chủ rừng, địa phương nào của Hà Tĩnh để xảy ra vi phạm Luật Lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý thì thủ trưởng đơn vị/chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các sở, ngành: NN&PTNT, TT&TT, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị chủ rừng, về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành chức năng, chủ rừng chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực; các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cơ bản được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; an ninh - môi trường rừng ổn định.

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đánBĐBP Hương Quang tuần tra đường biên, mốc giới gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn.

Để tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn, nhất là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh giao các đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm trách nhiệm bảo vệ rừng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; tập trung kiểm tra, rà soát, xác định các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 có hiệu quả; chủ động lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền địa phương liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung "Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030" đã được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2022, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch 2023; thực hiện tốt nội dung Văn bản số 4070/UBND-NL4 ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện "Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025".

Chủ rừng nào để xảy ra vi phạm Luật Lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý mà không phát hiện, xử lý, báo cáo kịp thời thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật.

UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; Chi thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật và các văn bản khác có liên quan.

Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Kế hoạch số 87/KH-BCĐ389 ngày 9/12/2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát các chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc, nhất là đối với diện tích rừng tự nhiên hiện có; các chương trình, dự án có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản... kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp (kể cả việc khai thác, mua bán các loài thực vật rừng ngoài gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để làm cảnh trái phép).

Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng (tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, phá rừng…) trên địa bàn gắn với tuyên truyền, giáo dục, răn đe, phòng ngừa, nhằm thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Địa phương nào để xảy ra vi phạm Luật Lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật.

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đánĐoàn liên ngành kiểm tra việc cây gỗ tự nhiên ở khoảnh 4, tiểu khu 325A, thuộc lâm phần BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý, bị khai thác trái phép vào cuối tháng 8/2022.

Sở NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh nêu trên, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 87/KH-BCĐ389 ngày 9/12/2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; tham mưu chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, truy quét tại các khu vực rừng tự nhiên trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao, các khu vực thường xẩy ra tình trạng săn bắt, mua bán động vật hoang dã,…; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn.

Phối hợp xử lý các vụ việc tồn đọng về tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, phá rừng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2022 của các đơn vị chủ rừng và xây dựng kế hoạch năm 2023 đảm bảo kịp thời, sát thực tế. Xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động có hiệu quả “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023.

Theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, tồn tại, vướng mắc trên địa bàn toàn tỉnh để báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, chống người thi hành công vụ; thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa các đơn vị đã ký với Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh. Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 87/KH-BCĐ389 ngày 9/12/2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Sở TT&TT, Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời nêu gương những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, chống người thi hành công vụ.

Đề nghị Ủy ban MTTQ các cấp, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

Tin liên quan:
P.V

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu