Do năng lực của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ còn yếu về kỹ năng trong việc đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, dẫn tới nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ cuộc trong việc theo đuổi các vụ kiện, hoặc khai báo không đầy đủ, nhất quán, dẫn tới tình trạng “tình ngay lý gian”.
Gỡ căng thẳng thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách nào?Dù khó khăn, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường EU vẫn tăng 1,4%Giải quyết hoàn thuế VAT kéo dài nhiều tháng gây khó cho doanh nghiệp gỗ
Theo bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Nông lâm thuỷ sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng 2022 đạt trên 14,6 tỷ USD. Đây là kết quả tích cực đối với ngành gỗ.
Doanh nghiệp ngành gỗ loay hoay đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. |
Về cơ cấu đối với ngành gỗ, tuy chưa có chuyển dịch quá nhiều với kim ngạch gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm tới hơn 60%, nhưng gần đây cũng cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp gỗ trong khai thác dư địa của các thị trường khác ngoài Mỹ như Trung Quốc hay như các thị trường Anh, Canada, Úc,…
Trong thời gian qua, tình hình thương mại nói chung không tránh khỏi khó khăn, đặc biệt từ thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU do COVID-19 và tình hình chính trị, xu hướng lạm phát tăng cao, dẫn tới tác động lớn tới các ký kết và thực hiện đơn hàng gỗ của Việt Nam. Ngoài ra, quá trình thu mua sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp cần nguồn vốn ổn định, nguyên liệu ổn định để đáp ứng được yêu cầu thị trường nhập khẩu.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho hay ngành gỗ có trên 6.000 doanh nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có khoảng 3.000 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập rất sâu rộng cùng với quá trình tự do thương mại thông qua qua ký kết Hiệp định thương mại nhưng cũng đồng nghĩa có rất nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phòng vệ, tự vệ”, ông Hoài chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, ông Hoài cho hay điểm yếu của doanh nghiệp ngành gỗ là kém về kiến thức luật pháp quốc tế, ngoại ngữ, tin học nên rất ngại phải đương đầu với rắc rối. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã bỏ cuộc, hoặc khai báo không đầy đủ, không nhất quán dẫn đến trạng "tình ngay lý gian".
Ông Hoài dẫn chứng ví dụ, vụ điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa rồi với gỗ dán cứng của Việt Nam. Người ta nghi ngờ rằng, một số doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm hoàn chỉnh vào nước ta để gian lận thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ta không có chuyện đó, khi được hỏi không trả lời được, trả lời bảng hỏi và cung cấp hóa đơn chứng từ không nhất quán nên dẫn đến tình trạng "tình ngay lý gian".
Một số doanh nghiệp thuê luật sư nước ngoài nhưng bất đồng ngôn ngữ, hiểu biết của luật sư nước ngoài với thực tiễn sản xuất của nước ta không đầy đủ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp bị đưa vào danh sách đen. “Khi chúng ta chấp nhận rủi ro, chấp nhận tăng cường phát triển sản xuất, chiếm lĩnh thị trường thì phải tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp”, ông Hoài cho rằng doanh nghiệp cần đầu tư về công nghệ, về con người, trang bị kiến thức nhất định để tự bảo vệ mình trước tiên.
Thy Lê
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhãn
Thị trường gỗ- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét