Nguyễn Thị Hảo từng là một kiến trúc sư và là nhà sáng lập của Giấc mơ đồ chơi Việt. Bố làm nghề mộc, từ bé, Hảo đã quen thuộc với các dụng cụ như cưa, bào,... Khi có con nhỏ, Hảo quyết định bắt tay nghiên cứu và làm các đồ chơi thủ công và tái chế từ gỗ cho con. Những sản phẩm đầy tính sáng tạo đã thu hút nhiều khách hàng và giúp Hảo gắn bó với nghề đến tận bây giờ.
Bảng trang trí, giỏ hoa, túi xách, móc khóa gỗ, sổ, thiệp, quà tặng, dụng cụ giáo dục… được làm từ nguyên liệu chính là gỗ vụn đã trở thành các món quà tặng độc đáo và được nhiều bạn trẻ, cộng đồng người yêu thích đồ thủ công ưa chuộng trong thời gian gần đây. 100% sản phẩm được làm thủ công với các tiêu chí “sáng tạo, thiên nhiên, an toàn”, đòi hỏi tính thẩm mỹ và nghệ thuật tốt.
Để làm một sản phẩm, người thợ phải lên ý tưởng bằng việc phác hình trên giấy sau đó đưa lên máy vẽ chính xác về tỉ lệ giữa các bộ phận sản phẩm. Sau khi đã có bản vẽ sẽ tiến hành cắt gỗ rồi mài xử lý bề mặt, góc cạnh để lắp ráp thành sản phẩm thô, cuối cùng thì sẽ tô vẽ và sơn phủ bề mặt, để tạo sự bắt mắt cho sản phẩm.
#giacmodochoiviet #taiche #thucongtruyenthong #handmade #tinhhoangheviet #vtv4 #reudeco
Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM: https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt...
Nhận xét
Đăng nhận xét