Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, hiện có hai khía cạnh mà các điều tra phòng vệ đang hướng đến ngành gỗ.
Ông Trung cho rằng, hành vi thứ nhất là chủ động gian lận xuất xứ và việc nước nhập khẩu mở rộng diện điều tra, nhằm ngăn chặn chuyển dịch giá trị, chuỗi sản xuất của nước xuất khẩu.
Theo ông Trung, đối với sản phẩm gỗ Việt Nam, trong bối cảnh nhiều sản phẩm gỗ trên thế giới bị đánh thuế cao, là đối tượng bị áp dụng biện pháp phòng vệ rồi. Chính vì vậy, chúng ta có thể trở thành đối tượng mở rộng để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Hiện biện pháp phòng vệ thương mại với ngành gỗ có 2 trường hợp. Hành vi chủ động gian lận và hành vi bị mở rộng điều tra gian lận của nước nhập khẩu.
Với hành vi chủ động gian lận, hàng hoá vốn bị áp dụng biện pháp phòng vệ của nước khác, nhưng khi chuyển sang nước nhận chuyển dịch, bản chất chỉ là gian lận xuất xứ, không có hoạt động chế biến gì thêm, không tạo giá trị gia tăng, chỉ chuyển đổi xuất xứ để xuất hàng hoá đi nhằm trốn tránh thuế. Đó là chủ động gian lận.
Trường hợp thứ 2 hành vi bị mở rộng điều tra gian lận của nước nhập khẩu. Trên thực tế biện pháp PVTM mở rộng cho nước thứ 3, kể cả khi doanh nghiệp, sản phẩm đó có sản xuất tại Việt Nam, tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam, đủ điều kiện xuất xứ C/O tại Việt Nam nhưng theo quy định của các nước, kể cả đáp ứng C/O nước ta thì vẫn bị nước nhập khẩu, đánh thuế áp đặt PVTM, dù đáp ứng C/O nhưng gia tăng tại Việt Nam không đáng kể.
Trường hợp này, không có nghĩa DN Việt Nam vi phạm, chỉ là chúng ta chưa chứng minh được rằng, chúng ta không có hành vi phá giá, trợ cấp, C/O nên các DN nhận kết quả bất lợi.
Theo ông Trung, trong 2 trường hợp này, chúng ta cố gắng ngăn chặn trường hợp chủ động gian lận, khai báo sai trái. Còn đối với trường hợp thứ 2, chúng ta cần hỗ trợ DN để chứng minh rằng hàm lượng giá trị gia tăng ở Việt Nam đủ lớn để không phải chịu các điều tra, áp thuế. Nguy cơ với ngành gỗ là có và có thể ngày một tăng lên.
Chính vì thế, việc điều tra như vậy, không có nghĩa là chúng ta làm ăn gian lận, đó chỉ là vấn đề thông thường đối với thương mại thế giới.
Thực tế, theo đại diện của Cục Phòng vệ Thương mại, đối với DN gỗ Việt Nam cho đến hiện tại, chống bán phá giá chưa phải trọng tâm mà chủ yếu liên quan đến điều tra lẩn tránh xuất xứ, lẩn tránh đối với nước thứ 3 khác và áp dụng tiếp đối với Việt Nam. Tại sao có vấn đề này?
Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay toàn cầu hoá, chuỗi giá trị, nên rất khó một nước tự cung cấp một mặt hàng, công đoạn Việt Nam tham gia chỉ là một, điều này có thể dẫn đến rủi ro liên quan đến lẩn tránh phòng vệ thương mại. Hiện ngành gỗ tập trung đối phó với những vụ việc như vậy.
Tuy nhiên, không loại trừ tương lai có nhiều hơn vụ việc điều tra chống bán phá giá với ngành gỗ, đây là điều ngành gỗ cần chú ý.
Vậy xu hướng PVTM là gì. Thứ nhất là khi xuất khẩu của Việt Nam gia tăng khả năng bị điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, xuất xứ tăng lên. Thứ 2 là xu hướng các nước không chỉ tiến hành điều tra chống bán phá giá mà còn vừa điều tra chống trợ cấp nữa. Vì thế, đòi hỏi năng lực DN phải tăng lên để đáp ứng điều tra của nước ngoài. Các mặt hàng bị điều tra PVTM cũng đa dạng, không chỉ thành phẩm mà còn cả nguyên liệu gỗ và sản phẩm chế biến sâu.
Nhận xét
Đăng nhận xét