Một báo cáo mới của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) phát hiện ra rằng gỗ bạch dương của Nga được “ngụy trang” thành các sản phẩm từ châu Á nhập vào Mỹ bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraine.
Điều tra của EIA, tổ chức giám sát phi lợi nhuận có trụ sở chính ở Anh, cho biết hầu hết các sản phẩm gỗ bạch dương hiện đang được xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có nguồn gốc từ Nga.
Báo cáo cho thấy con đường “vòng vo” của gỗ bạch dương từ Nga vào Mỹ qua Trung Quốc và Việt Nam, trong đó các công ty của Trung Quốc nhập gỗ của Nga rồi đóng gói lại và xuất khẩu sang Việt Nam.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay đạt 9,7 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phát hiện của nhóm điều tra của EIA tại Mỹ, hầu hết người tiêu dùng Hoa Kỳ có thể không nhận ra rằng phần lớn gỗ bạch dương trong các sản phẩm đang được các nhà bán lẻ lớn cung cấp “có nguồn gốc từ Nga, và đi qua Trung Quốc và Việt Nam trước khi vào Mỹ.”
Lệnh trừng phạt Hàng trăm nghìn mét khối gỗ ván bạch dương được nhập khẩu vào Mỹ nỗi năm, một số được biến thành các sản phẩm và phần còn lại được các nhà bán lẻ như Amazon, Home Depot hay Walmart trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng Mỹ. Việc nhập khẩu trực tiếp từ Nga sang Mỹ bị biến động ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2 năm nay. Nhiều quốc gia, gồm cả Mỹ, đã áp dụng các biện pháp ngừng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm bạch dương và các loại gỗ khác, từ Nga có thể liên quan đến tài trợ hoặc kéo dài cuộc xung đột. Việc các nhà lập pháp Hoa Kỳ bỏ phiếu tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga khiến thuế suất đối với gần như tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngày tăng lên, trong đó thuế đối với gỗ ván ép bạch dương của Nga tăng 50%. Mỹ cũng nhập khẩu một lượng lớn gỗ ván bạch dương từ các quốc gia khác như Việt Nam và Indonesia. Trong khi nhập khẩu từ Nga giảm vì các chế tài, lượng gỗ ván bạch dương nhập từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh, hơn 200%, vào tháng 3 và tháng 4 năm nay. Việt Nam hầu như không trồng gỗ bạch dương, loại cây mọc ở vùng khí hậu lạnh, trong khi Nga chiếm 1/5 lượng rừng bạch dương trên toàn thế giới và là nhà cung cấp gỗ bạch dương lớn nhất toàn cầu. Còn Trung Quốc, quốc gia buôn bán và tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới, có lịch sử nhập khẩu một lượng lớn gỗ của Nga, trong đó gỗ bạch dương luôn là một trong các mặt hàng trao đổi thương mại hàng đầu giữa hai nước. Cho tới một vài năm trước đây, hơn một nửa số lượng gỗ ván nhập khẩu vào Mỹ là từ Trung Quốc. Nhưng vào năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã áp thuế chống bán phá giá lên gỗ ván ép cứng của Trung Quốc. Theo điều tra của EIA, nhiều chủ nhà máy Trung Quốc xuất khẩu gỗ ván ép sang Mỹ đã chuyển đến Việt Nam, hoặc xuất khẩu gỗ ván ép gần thành phẩm cho đối tác Việt Nam để lách thuế quan của Mỹ. Trong thời gian cao trào của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị phát hiện “đội lốt” hoặc dán mác Việt Nam để tránh bị đánh thuế khi xuất sang Mỹ, trong đó có nhôm và gỗ. “Chúng tôi nhận thấy được xu hướng đó và chúng tôi thấy rằng Việt Nam thực sự nhập khẩu rất nhiều gỗ bạch dương đã được xẻ để làm gỗ ván ép và sau đó xuất sang Mỹ”, Alex Bloom, nhà phân tích thương mại và chính sách châu Á của EIA ở văn phòng Washington DC, nói với VOA. “Và những tấm gỗ ván đó đến từ Trung Quốc mà phần lớn nguồn cung cho sản phẩm của Trung Quốc này là từ Nga.”
Lệnh trừng phạt Hàng trăm nghìn mét khối gỗ ván bạch dương được nhập khẩu vào Mỹ nỗi năm, một số được biến thành các sản phẩm và phần còn lại được các nhà bán lẻ như Amazon, Home Depot hay Walmart trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng Mỹ. Việc nhập khẩu trực tiếp từ Nga sang Mỹ bị biến động ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2 năm nay. Nhiều quốc gia, gồm cả Mỹ, đã áp dụng các biện pháp ngừng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm bạch dương và các loại gỗ khác, từ Nga có thể liên quan đến tài trợ hoặc kéo dài cuộc xung đột. Việc các nhà lập pháp Hoa Kỳ bỏ phiếu tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga khiến thuế suất đối với gần như tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngày tăng lên, trong đó thuế đối với gỗ ván ép bạch dương của Nga tăng 50%. Mỹ cũng nhập khẩu một lượng lớn gỗ ván bạch dương từ các quốc gia khác như Việt Nam và Indonesia. Trong khi nhập khẩu từ Nga giảm vì các chế tài, lượng gỗ ván bạch dương nhập từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh, hơn 200%, vào tháng 3 và tháng 4 năm nay. Việt Nam hầu như không trồng gỗ bạch dương, loại cây mọc ở vùng khí hậu lạnh, trong khi Nga chiếm 1/5 lượng rừng bạch dương trên toàn thế giới và là nhà cung cấp gỗ bạch dương lớn nhất toàn cầu. Còn Trung Quốc, quốc gia buôn bán và tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới, có lịch sử nhập khẩu một lượng lớn gỗ của Nga, trong đó gỗ bạch dương luôn là một trong các mặt hàng trao đổi thương mại hàng đầu giữa hai nước. Cho tới một vài năm trước đây, hơn một nửa số lượng gỗ ván nhập khẩu vào Mỹ là từ Trung Quốc. Nhưng vào năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã áp thuế chống bán phá giá lên gỗ ván ép cứng của Trung Quốc. Theo điều tra của EIA, nhiều chủ nhà máy Trung Quốc xuất khẩu gỗ ván ép sang Mỹ đã chuyển đến Việt Nam, hoặc xuất khẩu gỗ ván ép gần thành phẩm cho đối tác Việt Nam để lách thuế quan của Mỹ. Trong thời gian cao trào của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị phát hiện “đội lốt” hoặc dán mác Việt Nam để tránh bị đánh thuế khi xuất sang Mỹ, trong đó có nhôm và gỗ. “Chúng tôi nhận thấy được xu hướng đó và chúng tôi thấy rằng Việt Nam thực sự nhập khẩu rất nhiều gỗ bạch dương đã được xẻ để làm gỗ ván ép và sau đó xuất sang Mỹ”, Alex Bloom, nhà phân tích thương mại và chính sách châu Á của EIA ở văn phòng Washington DC, nói với VOA. “Và những tấm gỗ ván đó đến từ Trung Quốc mà phần lớn nguồn cung cho sản phẩm của Trung Quốc này là từ Nga.”
Trong năm 2021, 90% lô hàng gỗ ván bạch dương, trị giá 63 triệu USD, đến Việt Nam từ Trung Quốc trong khi quốc gia Đông Nam Á hầu như không nhập khẩu gỗ bạch dương từ Nga, theo điều tra của EIA. Các dữ liệu thương mại cho thấy trong khi lượng xuất khẩu gỗ ván của Trung Quốc sang Mỹ giảm 360% thì lượng hàng này của Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2020.
Nhận xét
Đăng nhận xét