Chuyển đến nội dung chính

Đề xuất mời Bộ Thương mại Mỹ sang thị sát thực tế, doanh nghiệp gỗ có được minh oan?

 Ông Ngô Sỹ Hoài- Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã đề xuất mời đại diện Bộ Thương mại Mỹ sang khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp gỗ Việt.

Doanh nghiệp gỗ nói gì trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế phòng vệ thương mại?

Ông Ngô Sỹ Hoài cho biết, Mỹ là thị trường lớn của ngành gỗ Việt Nam, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn gỗ từ Mỹ.

Những năm gần đây, ngành gỗ Việt Nam đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường Mỹ. Năm 2020, Mỹ khởi xướng điều tra mặt hàng gỗ dán sản xuất tại Việt Nam vì cho rằng có sự lẩn tránh thuế chống bán phá giá, trợ cấp sản xuất. Mỹ đã ra phán quyết sơ bộ, theo đó 36 doanh nghiệp Việt Nam bị coi không hợp tác hoặc không phản hồi đầy đủ, nguy cơ bị áp thuế rất cao trên 200%. Những doanh nghiệp này có thể mất thị trường Mỹ.

Cũng với lý do tương tự, gần đây Mỹ tiếp tục khởi xướng điều tra với mặt hàng tủ gỗ của Việt Nam, bao gồm tủ bếp, bàn trang điểm và cấu kiện rời. Trong quyết định khởi xướng điều tra, phía Mỹ đã đưa ra bảng hỏi về khối lượng và giá trị đề nghị doanh nghiệp Việt Nam trả lời.

Đề xuất mời Bộ Thương mại Mỹ sang thị sát thực tế, doanh nghiệp gỗ có được minh oan?
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất mời Bộ Thương mại Mỹ sang thị sát thực tế doanh nghiệp gỗ Việt để chứng minh sự minh bạch

Đại diện cho doanh nghiệp ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài kiến nghị: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ giao tiếp với Bộ Thương mại Mỹ để thông báo và mời các đoàn thanh tra sang Việt Nam thị sát thực tế tại chỗ một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ sang Mỹ.

“Họ rất oan ức, chỉ do làm tờ phản biện, trả lời bảng hỏi có sơ xuất số liệu không nhất quán, nộp không kịp thời hoặc do bất đồng ngôn ngữ giữa luật sư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Tôi tin tưởng, nếu đoàn thanh tra của Bộ Thương mại Mỹ sang thị sát tại chỗ sẽ thấy doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sản phẩm minh bạch và không vi phạm luật pháp Mỹ”, ông Hoài nhấn mạnh.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ có giao tiếp với Bộ Thương mại Mỹ đề xuất cho lùi thời hạn nộp bảng hỏi để doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng. Đồng thời vận động để các phán quyết được đưa ra không gây thiệt hại quá lớn cho doanh nghiệp Việt.

Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tháng 7/2022 xuất khẩu của ngành gỗ sang thị trường Mỹ đạt 685 triệu USD, giảm 18,5% so với tháng 7/2021; 7 tháng đầu năm 2022, đạt 5,6 tỷ USD, giảm 5,6%.

Dự báo xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm, làm cho xuất khẩu ngành gỗ có thể không tăng trưởng sau nhiều năm liên tục tăng trưởng cao.

Hải Linh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh