Sáng 12/10, trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan nhằm tìm ra phương pháp tiếp cận đa mục đích và quản lý rừng bền vững, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xác định các nước Bắc Âu sẽ là một trong các thị trường chính nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian tới.
Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, Việt Nam và Phần Lan đã hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp được 20 năm. Phần Lan là quốc gia có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất thế giới, với tỷ lệ che phủ rừng trên 70%, trong đó tỷ lệ cấp chứng chỉ rừng trên 90%. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới 80 triệu m3, việc sử dụng rừng bền vững làm tăng giá trị của rừng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và chế biến, từ đó nâng cao giá trị của rừng và đa dạng hóa sản phẩm từ rừng.
|
Bắc Âu sẽ trở thành thị trường chính nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam. |
Trong những năm gần đây, sự hợp tác và hỗ trợ của Phần Lan đã góp phần vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực lâm nghiệp đạt 27,7 triệu USD.
Tuy nhiên, ông Trị đánh giá con số này vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng thực tế của hai nước, nhất là trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng đã chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang xã hội hóa.
Theo đánh giá của các chuyên gia lâm nghiệp, Việt Nam là nước đang phát triển, từ một nước hầu như không có gì trong ngành chế biến gỗ, đến nay giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đã đạt khoảng 16 tỷ USD, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng từ 5 - 5,5%.
Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đến năm 2025 dự báo đạt 1,8-20 tỷ đồng và năm 2030 đạt 2,3-25 tỷ đồng. Sản lượng gỗ kinh tế rừng trồng của Việt Nam chỉ đạt 35 triệu m3, bằng một nửa của Phần Lan. Do đó, tiềm năng sử dụng gỗ nhập khẩu từ Phần Lan còn rất lớn.
Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp hai nước bàn giải pháp, coi đây là cơ hội tốt để hợp tác kinh doanh, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
"Chúng tôi cũng rất mong phía Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội hợp tác trong công tác quản lý rừng bền vững, phát huy tối đa những giá trị kinh tế qua việc tiếp cận sử dụng rừng đa dụng", ông Trị nói.
P.N
Nhận xét
Đăng nhận xét