Chuyển đến nội dung chính

Quảng Trị: Chủ rừng có dấu hiệu thất thoát hàng chục khối gỗ vật chứng

 Kinhtedothi - Hàng chục khối gỗ vật chứng được định giá trên 100 triệu đồng giao lại cho chủ rừng quản lý, bảo vệ nhưng không có phương án xử lý. Đến nay số gỗ vật chứng đã hư hỏng, mục nát và có dấu hiệu thất thoát khỏi hiện trường vụ án.

Gỗ vật chứng thành gỗ mục

Tại khu vực rừng thuộc các lô 8, 12 khoảnh 10, Tiểu khu 681 (địa bàn xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Hướng Hóa - Đakrông được xác định là hiện trường vụ án xảy ra vào năm 2020. Toàn bộ khu vực này cây cối đã dần phủ xanh sau thời gian dài.

Hiện trường vụ phá rừng trên lâm phần BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông được xác định có 148 cây gỗ bị cưa hạ với tổng khối lượng trên 66,5m3 gỗ và 10 ster củi.
Hiện trường vụ phá rừng trên lâm phần BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông được xác định có 148 cây gỗ bị cưa hạ với tổng khối lượng trên 66,5m3 gỗ và 10 ster củi.

Trở lại hiện trường vụ án thời điểm hiện tại, không quá khó để phóng viên tìm thấy những cây gỗ tròn bị cưa hạ. Thế nhưng, hầu hết chúng bị vứt nằm lăn lóc, rải rác khắp khu vực. Một số cây gỗ bị mục nát, hư hỏng, một số khác đã không còn tại đây. Trong khi đó, nơi đây từng được xác định là hiện trường phá rừng với tang vật hơn 66m3 gỗ.

Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 8/2020, ông Hồ Văn Dõa (SN 1962, trú tại thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông) thuê người dùng máy cưa xăng để cưa hạ cây tại lô 8, lô 12 khoảnh 10, Tiểu khu 681 lâm phần BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông để làm rẫy. Ngày 16/8/2020, lực lượng chức năng phát hiện và lập biên bản vi phạm. Quá trình điều tra, ông Hồ Văn Dõa thừa nhận hành vi thuê người phá rừng làm rẫy.

Đến ngày 25/9/2020, Hạt kiểm lâm huyện Đakrông tiến hành khám nghiệm hiện trường và tại bản Kết luận giám định ngày 23/11/2020 của Trung tâm điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm Quảng Trị kết luận: Diện tích rừng bị xâm hại là 1,3ha, độ tàn che của rừng bị xâm hại là 0,74, chức năng của loại rừng là rừng phòng hộ.

Dù được định giá gần 114 triệu đồng nhưng toàn bộ số gỗ vật chứng đã bị hư hỏng, có dấu hiệu thất thoát khỏi hiện trường vụ án.
Dù được định giá gần 114 triệu đồng nhưng toàn bộ số gỗ vật chứng đã bị hư hỏng, có dấu hiệu thất thoát khỏi hiện trường vụ án.

Đồng thời, tại bản Kết luận định giá tài sản số 02/KL-ĐG ngày 7/1/2021 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Đakrông số gỗ bị thiệt hại trong vụ án trên là 148 cây gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII có tổng khối lượng là 66,525m3, trị giá 112.177.000 đồng và 10 ster củi (tương đương 7m3) trị giá 1,6 triệu đồng. Tổng giá trị thiệt hại là 113.777.000 đồng.

Ông Hồ Văn Dõa đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đakrông khởi tố về tội Hủy hoại rừng theo điểm c, khoản 3 Điều 243 Bộ luật Hình sự. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14 của TAND huyện Đakrông năm 2021 tuyên phạt ông Hồ Văn Dõa 3 năm tù giam về tội danh trên.

Liên quan đến vật chứng là 66,525m3 gỗ và 10 ster củi được định giá gần 114 triệu đồng trên, Hội đồng xét xử quyết định giao cho BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông quản lý theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng nói gì?

Dù được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ và có phương án xử lý trên 66,5m3 và 10 ster củi nhưng hiện toàn bộ số gỗ vật chứng được xác định là tài sản của Nhà nước này đã bị hư hỏng, mục nát và có dấu hiệu thất thoát.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Tuấn - Giám đốc BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông cho biết, trong bản án có nói số lượng gỗ, củi không thu giữ, để lại tại hiện trường, do địa hình và đường vào khu vực rừng hiểm trở, rồi chi phí vận chuyển thu giữ lớn hơn nhiều lần so với giá trị vật chứng. Thế nên, giao cho Ban quản lý theo quy định của pháp luật.

Về việc hơn 66m3 và 10 ster củi vật chứng vụ án có còn tại hiện trường hay không, ông Nguyễn Công Tuấn thừa nhận không biết. "Tôi chỉ giữ để có tang vật người ta làm vụ án, để hiện trường còn như thế. Giữ là giữ vậy thôi! Chứ lâu ngày gỗ nó mục hết rồi” - ông Tuấn thông tin. Và cho rằng số gỗ tang vật giao cho chủ rừng là không đúng, phải giao cho kiểm lâm. 

Trong khi đó, ông Trần Văn Tý - Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết, đối với gỗ là vật chứng vụ án được coi là tài sản Nhà nước, và được thống nhất giao cho chủ rừng thì chủ rừng phải có trách nhiệm, phương án quản lý, bảo vệ, xử lý cụ thể. Đối với việc đấu giá hay các phương án xử lý khác, chủ rừng phải có báo cáo lên cấp sở hoặc UBND tỉnh và được cấp trên phê duyệt.

Một thân cây gỗ đường kính xấp xỉ 40cm bị vứt lăn lóc, hư hỏng tại hiện trường dù đây được xác định vừa là vật chứng vừa là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
Một thân cây gỗ đường kính xấp xỉ 40cm bị vứt lăn lóc, hư hỏng tại hiện trường dù đây được xác định vừa là vật chứng vừa là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.

Có thể thấy rằng, hơn 66m3 và 10 ster củi được định giá gần 114 triệu đồng là tài sản Nhà nước giờ đã gần như chỉ còn vài thân cây mục.

Hành vi phá rừng của người vi phạm đã bị xử lý, thế nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cũng cần xem lại trách nhiệm của đơn vị chủ rừng khi hàng chục m3 gỗ bị hư hỏng, mục nát, có dấu hiệu thất thoát khỏi hiện trường vụ án. Điều quan trọng, cần có biện pháp thu hồi số lâm sản vừa là vật chứng vừa là tài sản của Nhà nước đã được định giá nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu