Chuyển đến nội dung chính

Đón Tết giữa rừng thẳm

 NINH THUẬNThay vì sum họp bên gia đình, lực lượng giữ rừng ở Phước Bình lại đón Tết trong rừng sâu để bảo vệ động vật hoang dã, những cánh rừng nguyên sinh.

Cuối tháng Chạp, những luồng gió mang hơi lạnh thổi qua vùng cao Phước Bình, huyện Bác Ái, tạo cảm giác nao lòng cho những ai đang công tác trên miền núi này. Rất muốn về xuôi sum vầy bên tổ ấm, nhưng anh Huỳnh Quang Vinh, 39 tuổi, Trưởng trạm Bảo vệ rừng Gia É (Vườn quốc gia Phước Bình) và các nhân viên trạm chưa thể bởi phải làm nhiệm vụ giữ rừng.

Kiểm lâm tuần tra rừng ở Vườn quốc gia Phước Bình, tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Việt Quốc

Anh Huỳnh Quang Vinh dẫn đầu tổ tuần tra rừng ở Vườn quốc gia Phước Bình. Ảnh: Việt Quốc

Cận Tết, anh Vinh và kiểm lâm viên Lưu Đàng Công Tuyến (36 tuổi) cùng hai người dân nhận khoán bảo vệ rừng là Bình Tô Hà Duyên (34 tuổi), Philao Đức (30 tuổi, xã Phước Bình) thực hiện chuyến tuần tra ngược lên dãy núi phía đầu nguồn sông Đa Mây, nơi còn rừng nguyên sinh đẹp nhất Ninh Thuận.

6h, tổ tuần tra mang ba lô áo quần, đồ đạc, gạo, thức ăn, xoong nồi lên đường. Bốn người đi 4 xe máy theo đường rẫy, vượt nhiều đoạn suối gập gềnh, lổm chổm đá cuội. Sau đoạn đường ngoằn ngoèo hơn 8 km, họ vào tới Bố Lang, ngôi làng của tộc người Chu Ru. Xe không thể đi tiếp, mọi người gửi tại căn chòi cuối làng kề sông Đa Mây, rồi đi bộ vượt qua dốc sỏi tiếp tục vào rừng.

Trước mắt, núi tiếp núi trùng trùng điệp điệp. Cây rừng đứng thẳng tắp cùng những láng tre ở phía đồi núi xa xanh bạt ngàn. Hai bên sông Đa Mây thi thoảng có những đàn khỉ rung cành đùa giỡn trên tán cây. Chim rừng hót ríu rít, hòa trong tiếng suối róc rách tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.

Theo các lối mòn ven triền núi được hình thành từ lâu đời, tổ tuần tra rảo bước liên tục, lúc lên lúc xuống dốc. Mỏi chân, anh em dừng lại ở những chỗ bờ đá ven suối nghỉ giữa chặng. Đám rau dương sỉ mọc ven suối no nước tươi rói. Trưởng trạm Huỳnh Quang Vinh cùng 3 người trong tổ không quên hái bỏ vào gùi để dành nấu ăn trong hành trình.

Hết khoảnh rừng này đến khoảnh rừng khác, bước chân của họ rảo đi kiểm tra ráo riết. Gần nửa ngày đường, anh em phát hiện gần bờ sông Đa Mây có một lán trại dựng bằng những tấm bạt cũ kỹ, bên trong có dấu than củi còn mới.

Trưởng trạm Vinh quyết định dừng chân ở bờ suối gần đó, vừa ăn trưa, vừa tiếp tục theo dõi các động tĩnh trong khu vực này. Cơm trưa xong, họ tiếp tục đi kiểm tra xung quanh, nhưng không thấy bóng người, cũng không có một dấu hiệu nào tác động vào những cánh rừng rậm chưa có lối mòn.

"Có thể đây là cái lán tạm bợ của người dân Bố Lang đi lưới cá mà chúng ta đã gặp trên đường khi họ gùi cá về lúc sáng, chứ không phải của thợ săn từ Lâm Đồng xuống", anh Duyên, hộ nhận khoán người địa phương nói.

Tại những vị trí thấy bất thường dọc hành trình, trưởng trạm Vinh đều lấy máy bấm tọa độ, ghi vào nhật ký theo dõi. "Chúng tôi luôn cảnh giác với mọi mối nguy hại, để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra việc xâm hại vườn quốc gia", anh Vinh cho hay.

Tổ tuần tra phát hiện một lán nhỏ che tạm bợ kề bờ sông Đa Mây, được cho là của dân làng Bố Lang đi lưới cá đã trở về. Ảnh: Việt Quốc

Tổ tuần tra phát hiện một lán nhỏ kề bờ sông Đa Mây. Ảnh: Việt Quốc

Anh Vinh kể, vào cuối năm 2020, khu vực này từng có một nhóm 26 người (gồm cả nữ giới) là người dân tộc thiểu vùng Tây Bắc đã xâm nhập trái phép vào tận vùng lõi rừng Phước Bình. Họ mang theo dao, rựa, lương thực như thể đi tìm nơi khai hoang làm rẫy, cư trú trái phép.

Nhận tin báo của người dân, Trạm kiểm lâm Gia É đã cùng lực lượng công an, quân sự địa phương thực hiện truy quét, vận động họ trở ra, bắt xe khách về quê. "Nếu không ngăn chặn kịp thời, người ta đến sinh sống trái phép trong rừng lâu ngày sẽ hình thành nên điểm nóng", anh Vinh nói.

Vườn quốc gia Phước Bình rộng 28.900 ha, với 3 trạm kiểm lâm: K’Rum, Gia É và Bạc Rây. Trong đó, trạm Gia É (5 kiểm lâm, 60 hộ dân nhận khoán) ở giữa, quản lý hơn 10.000 ha rừng tự nhiên. Phần lớn diện tích ở đây là những cánh rừng nguyên sinh đa dạng sinh học với nhiều loại cây gỗ quý, động vật hoang dã.

Các loài cây quý đã được ghi nhận như: hương, cẩm lai, gõ, pơ mu, trắc bá diệp, xá xị... Thú rừng hiện còn bò tót, beo, nai, heo, đỏ... và nhiều loài chim, bò sát quý hiếm.

Anh Vinh cho hay, lợi dụng dịp Tết, những kẻ phá rừng thường hay nhòm ngó. Họ canh sự lơ là, mất cảnh giác của lực lượng bảo vệ rừng để săn thú, tìm gỗ quý. "Nếu không túc trực, tuần tra thường xuyên, nguy cơ đa dạng sinh học trong rừng bị xâm hại rất lớn", anh Vinh cho biết.

Càng về chiều, không khí trên núi cao càng trở nên lạnh lẽo. Cuối ngày, ánh sáng xuống thấp le lói vài tia nắng phản chiếu xuống mặt nước, cùng khí trời se lạnh, tạo cảm giá đượm buồn trong ngày cuối năm ở chốn rừng thẳm.

Tổ tuần tra quyết định nghỉ đêm kề ngã ba suối Đá Đen, cách làng Bố Lang hơn 15 km. Nơi đây có một hang đá lớn bỏ hoang. Mọi người không ở trong hang, mà mắc võng và lót lá cây nghỉ gần đó.

Không ai bảo ai, mỗi người đi dọc suối tìm các cành củi khô xung quanh mang về chỗ nghỉ. Một bếp lửa lộ thiên kề bờ suối được nhóm lên. Trời sập tối, ánh lửa bập bùng, soi rõ mặt từng người, xua tan đi cái lạnh của núi rừng.

Anh Duyên lấy nước suối vo gạo, bắc nồi cơm lên trước, sau đó chẻ thanh tre kẹp mớ cá trắng vừa bắt được lúc chiều ở suối, bỏ lên đống than hồng, mùi cá nướng bốc thơm. Trong khi đó, kiểm lâm Tuyến nấu thêm món canh me chua, bắp chuối rừng, đọt dương sỉ theo kiểu người vùng cao.

Kiểm lâm vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận đón tết giữa rừng, 2020. Ảnh: Việt Quốc

Từ trái qua, các anh Tuyến, Vinh, Duyên và Đức đón Tết trong rừng. Ảnh: Việt Quốc

Gần 19h, cơm và thức ăn đã chín. Anh Đức, người nhỏ tuổi nhất trong nhóm, lượm mấy ống tre khô đập tòe đầu hui vào lửa làm đuốc, tạo thêm phần trang trí sôi nổi cho bữa cơm giữa rừng cuối năm.

Trước khi dùng bữa, trưởng trạm Vinh lấy trong ba lô ra chai rượu chuối hột, rót vào từng cái ly ống tre. Anh nói giữa rừng mùa này trời lạnh, anh em cần có chút rượu làm cho nóng người, dễ ngủ và có chút nồng cay tăng hương vị ngày xuân.

Vừa uống rượu vừa nhấm những con cá suối nướng vàng, mấy anh em rôm rả kể chuyện núi rừng, chuyện gia đình, xã hội. Ở trong rừng sâu, không có sóng điện thoại, nên không ai liên lạc được với người thân. Mọi thông tin ở nhà những ngày cận Tết gần như mù tịt.

Gia đình anh Vinh ở huyện Ninh Sơn, cách Phước Bình hơn 40 km. Vợ anh làm giáo viên, một mình ở nhà lo cho hai đứa con nhỏ. "Bà xã tôi rất thông cảm, vì hiểu được đặc thù công việc của chồng", trưởng trạm Vinh chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh, anh Lưu Đàng Công Tuyến cho biết hơn 10 năm vào ngành kiểm lâm, năm nào anh cũng đón Tết giữa rừng. Những năm đầu cảm thấy bỡ ngỡ, nhưng sau anh dần quen. Nhấp xíu rượu, anh Tuyến bỗng ngẫu hứng ngân nga câu hát: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai...".

Bữa cơm tối kết thúc, mọi người dọn dẹp sạch bờ suối gần đống lửa, rồi mắc võng lên cây ngủ. Càng về khuya, trời càng lạnh rét. Anh Vinh chất thêm vài cây khô vào đống lửa để sưởi ấm cho anh em. Mọi người dần chìm vào giấc ngủ. Than củi nổ lốp bốp giữa sự tĩnh lặng của núi rừng.

Rạng sáng, tia nắng xuyên qua cành tre, tiếng gà rừng gáy vang cả một cánh rừng già. Anh em cùng nhau nhóm lửa sưởi ấm, nấu nước pha trà, nấu cơm. Bữa ăn sáng được bày ra với thịt kho sẵn, muối ớt cùng ít cá nướng đêm qua còn lại.

Dùng bữa xong, tổ tuần tra trạm Gia É thu dọn võng, đồ đạc vào ba lô và gùi tre. Hướng mắt lên phía núi vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, 4 người tiếp tục hành trình bảo vệ rừng xuyên Tết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu