Chuyển đến nội dung chính

Gia Lai: Điều tra vụ tàn phá hơn 34ha rừng phòng hộ

 Hàng chục hecta rừng quy hoạch rừng phòng hộ bị san ủi, chặt phá. Phần lớn diện tích bị phá đã trồng bạch đàn, số diện tích bị phá còn lại chưa xác định được mục đích phá rừng.

Một vụ phá rừng tại khu vực Cheng Leng, xã Hbông

Một vụ phá rừng tại khu vực Cheng Leng, xã Hbông

Chiều ngày 14-9, ông Nguyễn Hồng Hà, Bí thư Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết đã chỉ đạo UBND huyện cùng các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ phá rừng ở tiểu khu 1065, xã Hbông (huyện Chư Sê).

Liên quan đến vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê cũng đã có báo cáo vụ phá rừng phòng hộ ở khu vực Cheng Leng (tiểu khu 1065, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) lên Chi cục kiểm lâm Gia Lai.

Theo đó, qua nhận tin báo có vụ phá rừng tại khu vực Cheng Leng (tiểu khu 1065, xã Hbông, huyện Chư Sê), Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê phối hợp với Công an huyện Chư Sê, Viện KSND huyện kiểm tra hiện trường. Quá trình kiểm tra, phát hiện tại tiểu khu 1065 (thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, do UBND Hbông quản lý) có 4 vị trí bị ủi, cày phá với tổng diện tích 34,61ha.   

Cụ thể, vị trí thứ nhất nằm ở lô 8, 24,25 (khoảnh 2) có diện tích bị chặt phá là 9,960ha với mục đích để trồng bạch đàn. Trên diện tích này, đất rừng đã bị cày xới để trồng khoảng 15.940 cây bạch đàn có chiều cao từ 20 đến 40cm. Thời điểm chặt phá diễn ra vào khoảng tháng 3.

Vị trí thứ 2 thuộc các lô 19, 24 (khoảnh 2) và lô 1,3,15 (khoảnh 4) với diện tích bị chặt phá là 10,87ha. Mục đích phá rừng để trồng bạch đàn. Vị trí này đã bị cày xới để trồng khoảng 17.392 cây bạch đàn. Thời điểm phá rừng diễn ra vào tháng 3.

Vị trí thứ 3 nằm ở các lô 13,17 (khoảnh 2) với diện tích rừng bị phá là 2,2ha. Mục đích phá rừng để lấy đất trồng bạch đàn. Vị trí này đã được cày xới để trồng khoảng 3520 cây bạch đàn. Thời điểm bị phá diễn ra vào khoảng tháng 3.

Vị trí thứ 4 nằm ở các lô 15, 27,28, 36 (khoảnh 1) với diện tích chặt phá là 11,58ha. Tại vị trí này, hiện trường đã bị cày xới, có khoảng 200 gốc cây kích thước từ 10 đến 25cm bị ủi, vùi lấp. Diện tích trên đã bị san ủi bằng phẳng. Thời điểm bị phá vào tháng 8. Cơ quan chức năng đang điều tra mục đích phá rừng ở vị trí này.

Hạt Kiểm lâm Huyện Chư Sê cho biết, thời điểm ngành chức năng kiểm tra, chưa xác định cụ thể đối tượng vi phạm. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra vụ việc.

HỮU PHÚC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh