Chuyển đến nội dung chính

Thanh Hóa: Phê duyệt phương án phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

 

(TN&MT) - UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3392/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai đoạn 2021-2030 tại thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước.

Theo đó, mục tiêu của phương án nhằm bảo vệ hiệu quả trên 16.400 ha rừng tự nhiên hiện có; duy trì độ che phủ rừng đạt trên 97,7% và nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, cung cấp nguồn nước cho các Nhà máy Thuỷ điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1; đảm bảo nguồn nước tưới cho 120.000 ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo tồn, gìn giữ, phát triển nguồn gen 58 loài thực vật, 47 loài động vật đặc hữu, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ có trong Sách đỏ Việt Nam và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thanh Hóa phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai đoạn 2021-2030 (Ảnh minh họa)

Thông qua các biện pháp lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng…) để tăng cường và phát huy tối đa chức năng của rừng; hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Duy trì diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng 16.706,88 ha, đảm bảo kinh phí thu được hàng năm khoảng 300 triệu đồng; tạo nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.

Các nội dung chính của phương án bao gồm: Quản lý, sử dụng hiệu quả 16.986,16 ha rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030; Khoán trồng rừng và chăm sóc ổn định theo chu kỳ đối với 89,59 ha rừng trồng đặc dụng tại tiểu khu 96, 258, 271; Khoán bảo vệ rừng 16.706,88 ha rừng đặc dụng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vùng đệm khu bảo tồn.

Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng và khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã, bảo vệ an toàn 16.706,88 ha rừng hiện có, trong đó: Rừng tự nhiên 16.428,12 ha; rừng trồng 278,76 ha.

Thanh Hóa khoán bảo vệ 16.706,88 ha rừng đặc dụng cho cộng đồng dân cư vùng đệm khu bảo tồn.

UBND huyện Bá Thước, UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo UBND các xã trong vùng thực hiện phương án triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai, rộng rãi nội dung của phương án trên các phương tiện truyền thông để các xã, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh