Chuyển đến nội dung chính

Phê chuẩn khởi tố, bắt giam 7 đối tượng phá rừng quy mô lớn ở Đắk Nông

 

(BVPL) - Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng trong quá trình chặt phá cây rừng các đối tượng phân công người canh gác và thường chặt hạ cây rừng từ lúc 3h sáng đến 7h sáng hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần hay thời điểm các cơ quan chức năng đang tập trung phòng, chống dịch COVID-19.

Kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng quy mô lớn ở Đắk Nông

Ngày 8/9 VKSND huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can và các Lệnh bắt bị can tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an cùng cấp đối với Võ Văn Tố (SN 1984), Nguyễn Hồng Bảo (SN 1986), Nguyễn Hữu Dũng (SN 1990), Mai Thanh Dũng (SN 1996), Trần Văn Mạnh (SN 1997), Đặng Tuấn Nam (SN 1989) và Đỗ Khắc Nam (SN 1997 cùng trú tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) để điều tra về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại Điều 243 BLHS.

Hiện trường vụ phá rừng. 

Trước đó, vào năm 2018, Võ Văn Tố mua khoảng 12 ha rừng của một người (chưa xác định được nhân thân, lai lịch) tại Lô 5a92, khoảnh 6, tiểu khu 1685 do Công ty cổ phần Thiên Sơn quản lý với giá 240 triệu đồng, thuộc lâm phần thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn.

Kiểm sát viên và điều tra viên dẫn giải đối tượng ra hiện trường để tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng.

Đầu tháng 7/2021 Võ Văn Tố thuê Nguyễn Hồng Bảo chặt phá rừng tại khu vực trên với giá 40 triệu đồng/01 ha. Nếu cưa, hạ dọn sạch để có thể canh tác được thì giá 70 triệu đồng/ 01 ha. Sau đó, Nguyễn Hồng Bảo đã thuê các đối tượng Nguyễn Hữu Dũng, Mai Thanh Dũng, Trần Văn Mạnh, Đặng Tuấn Nam và Đỗ Khắc Nam tiến hành chặt hạ cây rừng.

Nhiều cây rừng bị cưa hạ nằm ngỗn ngang tại hiện trường. 

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng trong quá trình chặt phá cây rừng các đối tượng phân công người canh gác và thường chặt hạ cây rừng từ lúc 3h sáng đến 7h sáng hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần hay thời điểm các cơ quan chức năng đang tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19. Từ ngày 15/7/2021 đến ngày 18/7/2021 các đối tượng chặt hạ hơn 1 ha rừng./.

Nguyễn Chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh