Chuyển đến nội dung chính

Không thể viện lý do bất khả kháng, DN lo phạt trăm tỉ nếu chậm giao hàng

 Theo lãnh đạo Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, với các đơn hàng bị chậm, doanh nghiệp sẽ tập trung để đàm phán, thương lượng với khách hàng để giải quyết sự việc, tránh bị phạt chậm giao hàng, chứ doanh nghiệp Việt không thể lấy lý do "bất khả kháng".

Doanh nghiệp không thể lấy lý do "bất khả kháng"

Đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp và kéo dài đã làm cho nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm, đứt gãy chuỗi cung ứng. 

Một doanh nghiệp dệt may lớn ở miền Bắc (trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam) thẳng thắn thừa nhận, điều khiến họ lo lắng nhất lúc này không phải là những chi phí cố định "ngốn tiền" doanh nghiệp mà là việc bị đối tác phạt chậm giao hàng. Nếu như bị phạt, doanh nghiệp có thể thiệt hại lên tới 100 tỉ đồng.

Vấn đề nêu trên khiến nhiều người thắc mắc doanh nghiệp có thể lấy lý do "bất khả kháng" do dịch bệnh để tránh bị phạt chậm giao hàng, bởi trong điều khoản của hợp đồng luôn có điều kiện về "bất khả kháng"?

Nhiều doanh nghiệp lo bị phạt chậm giao hàng. Ảnh minh hoạ, nguồn TTXVN
Nhiều doanh nghiệp lo bị phạt chậm giao hàng. Ảnh minh hoạ, nguồn: TTXVN 

Tuy nhiên, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) - cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Từ những ngày đầu tiên, COVID-19 đã được viện dẫn như là "sự kiện bất khả kháng".

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Việt Nam chưa công bố tình trạng khẩn cấp, "bất khả kháng", nên doanh nghiệp không áp dụng điều khoản này được - trong trường hợp bị đối tác phạt chậm giao hàng. 

"Đối với dịch bệnh COVID-19, để được miễn trừ trách nhiệm, bên bị ảnh hưởng phải chứng minh là đã áp dụng “mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” để ngăn chặn ảnh hưởng của dịch bệnh trong việc thực hiện hợp đồng nhưng vẫn không thể khắc phục được.

Với các đơn hàng bị chậm, doanh nghiệp sẽ tập trung để đàm phán, thương lượng với khách hàng để giải quyết sự việc, tránh bị phạt chậm giao hàng.

Các đối tác cũng rất hiểu cho doanh nghiệp Việt, bởi họ cũng đã trải qua năm 2020 đầy sóng gió - khi dịch ở Châu Âu và Mỹ bùng phát rất mạnh mẽ, gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Còn ở Việt Nam, dịch bệnh mới bùng phát mạnh trong thời gian gần đây. Cho nên, chúng tôi vẫn nói khó với đối tác, để thuyết phục họ không phạt" - ông Phương cho hay. 

Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, việc công bố tình trạng "bất khả kháng" cũng cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng. Ông lấy ví dụ, một doanh nghiệp trong nước không trả nợ được cho ngân hàng lại "viện" lý do "bất khả kháng" thì ngân hàng sẽ không biết phải làm như thế nào.

Lo sợ "vuột mất" đơn hàng cuối năm

Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM cũng lo lắng, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu doanh nghiệp Việt chậm giao hàng, có thể sẽ vuột mất đơn hàng cuối năm.

"Hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp đang lo lắng sẽ bị vuột mất nhiều đơn hàng cuối năm. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, rất ít công ty dám ký kết các đơn hàng lớn với đối tác trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều khách hàng thấy dịch bệnh tại khu vực phía Nam vẫn căng thẳng sẽ rút bớt đơn hàng sang những quốc gia đang ít chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho dịp mua sắm cuối năm" - ông Phương cho hay.

Theo một số chuyên gia kinh tế, khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc kinh tế đang hồi phục khá tốt, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng trong những tháng cuối năm sẽ tăng cao.

Do đó, Việt Nam nếu không kịp thời dập được dịch và khôi phục sản xuất công nghiệp vào tháng 9.2021 sẽ mất đi rất nhiều đơn hàng cho dịp cuối năm và đầu năm sau. Nếu các đơn hàng bị “rút” đi, sau này các doanh nghiệp tại Việt Nam rất khó khăn trong tìm đơn hàng mới để phục hồi sản xuất.

CƯỜNG NGÔ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh