Chuyển đến nội dung chính

16 hiệp hội, hội ngành nghề chủ lực gửi đơn kiến nghị tập thể lên Thủ tướng

 

(NLĐO) - Các hiệp hội, hội ngành nghề đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, giải quyết một số nội dung hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do Covid-19.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử, Hiệp hội Nhựa, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Da giày - Túi xách, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Giấy và Bột giấy, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP HCM đã cùng ký tên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Trong đơn, các hiệp hội, hội ngành nghề kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, giải quyết một số nội dung hỗ trợ. Cụ thể là sửa đổi Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24-8-2021 về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện “3 tại chỗ”, "1 cung đường 2 điểm đến " và doanh nghiệp ngừng sản xuất.

16 hiệp hội, hội ngành nghề chủ lực gửi đơn kiến nghị tập thể lên Thủ tướng - Ảnh 1.

Chi phí để duy trì "3 tại chỗ" đang là gánh nặng đối với hầu hết doanh nghiệp

Trong đó, nếu doanh nghiệp có trụ sở ở địa điểm không áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng địa điểm kinh doanh, chi nhánh, nhà xưởng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của quyết định này.

Các khu vực, địa phương mà Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh/ TP yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến" vẫn thuộc đối tượng áp dụng của quyết định này.

Dừng thu kinh phí Công đoàn và đoàn phí Công đoàn cho doanh nghiệp và người lao động trước mắt đến ngày 30-6-2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dùng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất, áp dụng đối với doanh nghiệp có 15% lao động trở lên (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghi không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định tại Công văn 2059/TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 28-5-2021.

Cho phép doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ Công đoàn đang để dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Các hiệp hội, hội ngành nghề cũng đề nghị cho đóng Bảo hiểm y tế nhưng tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội từ lúc bị giãn cách vì dịch Covid-19 cho đến 6 tháng sau khi chính quyền tuyên bố kết thúc dịch.

Các hiệp hội, hội ngành nghề cho biết ngay khi nhận được Quyết định 3089 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện "3 tại chỗ" theo Chỉ thị 16, các hiệp hội, hội đã có văn bản gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất, kiến nghị các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn cho người lao động và doanh nghiệp.


Thực tế hiện nay, trong các ngành hàng xuất khẩu thì chỉ một số ít (15%-20%) doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất "3 tại chỗ", số còn lại đều buộc phải tạm ngừng sản xuất. Theo tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỉ đồng/tháng ngưng sản xuất.


Trong ngành dệt may, một doanh nghiệp cỡ trung bình 4.000 lao động ngưng sản xuất, chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu đã là 4.000 người x 2,5 triệu đồng/người (bình quân) = 10 tỉ đồng.


"Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (tiển công, tiền bảo hiểm xã hội và kinh phi Công đoàn) là chi phi lớn nhất. Nay phải sản xuất cầm chừng ("3 tại chỗ") hoặc dừng sản xuất, công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phi Công đoàn... vẫn giữ nguyên, doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc khiến khó khăn càng chống chất, khó trụ vững dài ngày" - các hiệp hội, hội ngành nghề nêu trong đơn.

Thanh Nhân Ảnh: Phương An

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh