Chuyển đến nội dung chính

Cầm bút giữa những hiểm nguy kề sát

 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là một cây bút chuyên về phóng sự điều tra, được biết tới nhiều nhất qua những thiên phóng sự nhiều khám phá độc đáo, giàu sức chiến đấu và giá trị nhân văn...

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã có cuộc trò chuyện, chia sẻ về nghề nghiệp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy.

Cơ duyên nào đã đưa anh trở thành một nhà báo chuyên đi vào mảng phóng sự điều tra?

Mặc dù được gắn mác “nhà báo điều tra”, song tôi không biết mình có năng khiếu về vấn đề này hay không. Nhưng tôi rất say mê với chủ đề này. Từ nhỏ tôi thích truyện về thám tử Selock Home của nhà văn Anh Conal Doyle. Bố tôi cũng hay đấu trí với chúng tôi về khả năng điều tra.

Trước đây, tôi viết chân dung nghệ sĩ, chân dung các nhà nghiên cứu khảo cổ. Rồi sau đó, tôi nhận ra rằng viết về đề tài đó cũng tốt thôi, nhưng tại sao mình không tác nghiệp ở những đề tài tác động đến xã hội mạnh hơn. Đúng thời điểm đó, tôi chuyển sang làm việc cho báo An ninh thế giới, làm lính của các nhà báo, nhà thơ Hữu Ước, Nguyễn Như Phong, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Hồng Thanh Quang. Từ đó, suốt ngày tôi đi với các chiến sĩ công an, đi với các điều tra viên, thế là cái “máu” điều tra dần nhiễm vào tôi lúc nào không hay.

Thực hiện phóng sự điều tra, các thông tin mà mình cần thường bị các đối tượng né tránh cung cấp. Vậy anh làm thế nào để tiếp cận được các đối tượng, “moi” ra được các thông tin?

Tôi luôn trong tâm thế phải đối mặt với những tội phạm, mà đã là tội phạm thì thường rất nguy hiểm. Nếu họ hợp tác cung cấp thông tin cho tôi mới là lạ, còn ngược lại, họ luôn tìm cách trốn tôi, không hợp tác mới là chuyện bình thường.

Có những địa phương, khi tôi lọt vào một vùng nào đó, thì lãnh đạo huyện gọi điện thoại cho tôi bảo: “Tỉnh vừa gọi điện trách đấy, họ bảo làm thế nào mà thằng Đỗ Doãn Hoàng lại chui được vào địa bàn đó mà không biết?”.

Chính quyền các địa phương luôn cảm thấy lo lắng khi tôi đến vùng đất của họ. Họ bảo: “Chỗ đấy phải có chuyện gì thì thằng đó mới đến, vì nó làm điều tra mà, chứ nó có viết báo ca ngợi bao giờ đâu!”.

Thực ra họ nghĩ như vậy là không đúng. Vì cũng có nhiều bài báo tôi ca ngợi hình ảnh tốt, để tạo sự lan tỏa đến tất cả mọi người. Hàm lượng vụ việc xấu tôi đem ra tố cáo và những bài ca ngợi sự việc tốt chiếm tỷ lệ ngang nhau: 50-50. Tuy nhiên, trong mắt họ chỉ luôn thấy tôi làm các vụ điều tra nóng bỏng: phá rừng ở đâu, đánh bắt thú hoang ở đâu, dân rên xiết chỗ nào, không thực thi công lý ở đâu...

"Đôi khi, nhà báo cần “tràn lấn” tâm huyết của mình ra ngoài trang viết, với cả các phần viết quyết liệt cho chủ đề đó, giống như một nhà hoạt động xã hội thiện lương", Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết.
"Đôi khi, nhà báo cần “tràn lấn” tâm huyết của mình ra ngoài trang viết, với cả các phần viết quyết liệt cho chủ đề đó, giống như một nhà hoạt động xã hội thiện lương", Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết.

Tôi vẫn nói vui là chúng tôi điều tra bảo vệ môi trường đủ cả thủy - lục - không quân và dưới lòng đất nữa. Tài nguyên bị đào bới dưới lòng đất như quặng các loại, cho đến di sản, tài nguyên quý trên mặt đất bị ăn cắp, tàn phá (như các loại rừng bảo tồn quý, các loài động vật hoang dã quý hiếm). Tiếp đến là bầu trời bị xâm hại do khí thải trực tiếp và mặt nước bị đầu độc do các nguồn thải sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp chưa qua xử lý...

Tôi đã quen mặc định với việc họ không tiếp mình rồi. Vì vậy, tôi luôn đặt câu hỏi: vụ này có nên gặp cơ quan chức năng trước khi đăng báo không? Nếu gặp thì sẽ rắc rối. Không gặp thì cũng không được trả lời đầy đủ những câu hỏi mà mình đặt ra, vì người ta nắm thông tin, từ công an, chính quyền. các ông trưởng thôn, chủ tịch xã, chủ tịch huyện với các bản án điều tra họ đang nắm giữ. Nhưng nếu gặp họ, thì có bất lợi cho cuộc điều tra của mình hay không, họ có ngăn cản, có chạy trọt hay không? Họ có “loby” tác động hay không?

Lại thêm một câu hỏi băn khoăn: có nên điện thoại trước, hay gửi công văn trước, hay cứ thế xông thẳng vào hỏi. Mà nếu xông thẳng vào thì có đúng luật hay không? Có mất lịch sự hay không? Vì xin làm việc với ông “quan” đầu tỉnh mà không gửi công văn hẹn trước, không qua văn phòng, nhưng nếu qua đó mà họ từ chối không tiếp, thì làm thế nào.

Nếu cứ xông đến, họ mời ra, mình lại lu loa lên, viết trên báo rằng chính quyền đuổi nhà báo, thì họ sẽ vu cho mình tội đến gây sự, sẽ không phải là điều hay ho. Nhiều khi, tôi nhắn tin cho ông giám đốc sở, hay chủ tịch tỉnh thế này: “ Báo cáo anh, tôi đang làm vụ này, xin anh cho gặp, nếu anh không cho gặp thì cho tôi được gặp cơ quan cấp dưới. Tôi nghĩ rằng gặp tôi lúc này là nhà báo tử tế, có giấy giới thiệu, công văn kèm theo, nếu tiếp được thì cho tôi gặp. Nếu từ chối gặp, thì tôi xin phép cho tôi được độc lập điều tra và tôi sẽ tự chịu trách nhiệm.” Nhiều khi mình nói thẳng như thế thì họ cân nhắc chuyện được mất và họ sẽ cho gặp.

Với các đối tượng cần điều tra để khai thác thông tin, dĩ nhiên phóng viên phải giấu mình. Chả lẽ khi nhìn thấy thằng nghiện đang chích thuốc ở đường tàu, lại giơ máy ảnh lên bảo: “Xin phép cho chụp tấm ảnh”. Mình phải vào những vai khác để tiếp cận họ như giả làm người bán ma túy.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong một lần đi tác nghiệp.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong một lần đi tác nghiệp.

Giới hạn mong manh giữa vi phạm pháp luật và điều tra chính đáng của người làm báo, chúng tôi phải nghiên cứu rất kỹ về luật pháp để tiếp cận. Chúng tôi thường không nói mình là nhà báo và không mặc giống một trí thức mà thường vào rất nhiều vai khác nhau, giống như con kỳ nhông, con kỳ đà biến màu. Nhiều vụ chúng tôi còn phải xin phép cơ quan chức năng cho sử dụng biển xe ô tô giả.

Những hình ảnh sự thật được đưa lên dưới ống kính máy quay, với lời nói từ chính những kẻ đó nói ra, sẽ tạo sự thuyết phục hơn nhiều cho bài báo, tạo niềm tin trực diện hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn. Đôi khi đau đớn hơn, hài hước hơn.

Được biết, nhiều lần anh từng đối mặt với hiểm nguy, từng bị đe dọa trả thù khi những phóng sự của anh được đăng tải. Xin hỏi những trải nghiệm của anh về tình huống này như thế nào?

Có bà “ trùm” nửa đêm đi tìm tôi đòi chụp ảnh chung vì “chị quý em lắm”. Song thật ra là họ quyết lưu giữ hình ảnh của tôi để ngầm nói rằng: “Mày mà làm phản thì đừng có trách”. Có vụ, rời nhà “đại ca”, tôi nhận được một cái ảnh chân dung mình khi ngồi nhà ông ta thương thảo làm ăn to. Hóa ra không phải nhà báo chụp ảnh lén, mà “ông anh” còn cao tay hơn.

Khi đi với các lực lượng điều tra, chúng tôi được họ tạo điều kiện “làm án” với xe biển số ngụy trang để tránh bị nghi ngờ. Có khi tôi in cardvisit giả tên, giả số điện thoại, giả nghề, facebook và zalo đều giả. Khi tung bài lên, nửa đêm phóng viên bị đối tượng dựng dậy bằng cuộc điện thoại “tao xiên chết mày”, “tao không tìm được mày thì tao không phải là thằng Hiếu”. Có khi bà chị buôn thú rừng, từng nấu cao hàng trăm con hổ, thách thức: “Đăng bài như thế vẫn thường lắm”, hoặc “khua môi múa mép lừa tao như thế là giỏi đấy, chờ quả báo nhé”.

Nhiều lần, tôi nhận “gửi gắm” từ cơ quan điều tra, nằm vùng trong hang ổ của các đối tượng buôn gỗ nghiến quý hiếm siêu lợi nhuận, nhìn sự tinh ranh và liều lĩnh đầu xanh đầu đỏ của chúng, ai nấy tái mặt lo lắng. Nhiều khi đi bộ cả ngày trong rừng, trời tối dựng lều mà chưa biết số phận mình ra sao giữa bốn bề bịt bùng mà người dẫn đường bí ẩn cũng chưa biết họ đứng về phe nào.

Thót tim nhất là những cuộc bị rượt đuổi, bị vác dao đe dọa. Tôi cũng từng bị nhiều đối tượng tấn công, đòi đập nát ngón tay cầm bút. Hoặc khi đang vào vai đồng phạm để tác nghiệp, khi “vở kịch” đang diễn ra, lực lượng điều tra phá án ập vào mà các phóng viên (vào vai đồng phạm) vẫn cố nán lại để giám sát cơ quan thực thi pháp luật và “ham” sưu tầm thêm video, hình ảnh, rồi bị những kẻ phát giác lao vào chửi bới.

Khi vắt kiệt mồ hôi rồi nằm bẹp trên liếp cỏ trong các cuộc leo núi ngày nọ qua ngày kia, ánh mắt cảnh giới và đe dọa của lâm tặc cùng chim lợn cứ chập chờn ẩn giấu trong tán rừng như hoang thú...

Hỏi có mệt, có sợ không? Có chứ! Song, nếu bạn tự nguyện làm và đam mê với nó, thì vất vả thế nào cũng chỉ là con số không. Tôi gọi, đó là trách nhiệm cộng đồng của ngòi bút.

Đôi khi, nhà báo cần “tràn lấn” tâm huyết của mình ra ngoài trang viết, với cả các phần viết quyết liệt cho chủ đề đó, giống như một nhà hoạt động xã hội thiện lương.

Đỗ Doãn Hoàng sinh ngày 1/1/1976 tại xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội, tốt nghiệp khoa Báo chí - Học viện Báo chí Tuyên truyền, đã từng làm việc cho nhiều cơ quan báo chí như Báo Thanh niên, Báo An ninh Thế giới, Báo Lao động. Hiện đang công tác tại báo Nông thôn ngày nay. Đỗ Doãn Hoàng đã xuất bản 30 đầu sách (tính đến năm 2021), trong đó phải kể đến như: Trần gian còn một thứ nghề (2000), Lạc bước dưới chân Bù Chồng cha (2003), Nến cong và lửa thẳng (2005), Tôi thật thà với chính tôi (2010), Cánh chim rừng không mỏi (2011), Họ vẫn sống trong tôi (2014), Dưới gầm trời lưu lạc (2017), Ở lại với ngàn sao (2019), Trong tận cùng hang ổ (2019), Búi Thông thơ dại (2019), Đi qua miền hoa lệ (2 tập – 2021), Tôi đã sống bằng trái tim người khác (2021)...
Anh có khoảng hơn 30 giải thưởng báo chí, trong đó bốn lần đoạt giải Báo chí Quốc gia. Cùng với đó là những giải ấn tượng khác như: Giải Nhà báo xuất sắc về điều tra chống nạn săn bắn và mua bán Động vật hoang dã (2015 - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Tổ chức Freeland trao tặng); Giải nhất Báo chí “Toàn cảnh cuộc khủng hoảng hoang dã” VIEWS 2020. Người hùng bảo vệ môi trường (2014 – VTV2 trao tặng); Giải Nhì truyện ngắn - Báo Tuổi trẻ TP HCM (2009). Viết kịch bản phim Tài liệu Điện ảnh “Thang đá ngược ngàn” – Bộ phim giành giải Cánh diều Vàng (2002).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu